Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi: Đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện, hạn chế nguy cơ sinh non, nhẹ cân.
Chế độ ăn vô cùng quan trọng đối với người bị tăng huyết áp thai kỳ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ: Tăng huyết áp thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, chế độ ăn khoa học có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này.
Tăng cường sức khỏe tổng thể: Giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng, hạn chế mệt mỏi, khó chịu trong thai kỳ.
Mẹ bầu có dinh dưỡng tốt giúp thai nhi:
Phát triển thai nhi: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh, cơ bắp và các cơ quan khác của thai nhi.
Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh: Một số dưỡng chất trong thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tim mạch,…
Tăng cường sức khỏe sau sinh: Thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ có sức khỏe tốt hơn sau khi chào đời, ít mắc bệnh hơn.
Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để có chế độ phù hợp nhất, phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, sở thích ăn uống…
2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bị tăng huyết áp thai kỳ
Kali
Kali được biết đến như một chất dinh dưỡng quan trọng để kiểm soát tình trạng huyết áp. Vi chất dinh dưỡng này giúp loại bỏ tác dụng của natri trong cơ thể. Nó cũng có tác động tích cực đến mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp. Thực phẩm giàu kali cũng có thể giúp kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng. Các thực phẩm giàu kali bao gồm: chuối, khoai lang, rau bina, dưa hấu, quả bơ, đậu trắng, sữa chua…
Canxi
Bổ sung canxi giúp cải thiện lượng canxi hấp thụ, do đó làm giảm nguy cơ rối loạn tăng huyết áp khi mang thai. Canxi giúp tăng cường chức năng tim mạch và giảm nguy cơ tiền sản giật. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa, các sản phẩm từ sữa, sữa chua, phô mai, các loại rau lá xanh đậm, cá mòi…
Magie
Tăng huyết áp có liên quan đến sự bài tiết magie qua nước tiểu. Ở những thai kỳ có biến chứng tiền sản giật, cân bằng nội môi magie khác với thai kỳ bình thường. Việc bổ sung magie cho thấy tác dụng có lợi đối với bệnh tăng huyết áp và tình trạng trẻ sơ sinh. Magie giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp. Các thực phẩm giàu magie bao gồm hạnh nhân, quả bơ, hạt bí ngô, sô cô la đen…
Chất xơ
Chất xơ giúp giảm cholesterol và huyết áp. Chất xơ rất tốt cho mạch máu, giúp tăng cường chức năng của tim. Chất xơ có khả năng kiểm soát và điều hòa lượng máu lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch giúp có một thai kỳ nhẹ nhàng. Ngoài ra, chất xơ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, đậu Hà Lan, đậu lăng…
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và bền thành mạch. Các thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể sử dụng bao gồm các loại rau, trái cây như rau bina, cải thìa, súp lơ trắng, cam, bưởi, đu đủ…
Protein
Protein giúp cơ thể sản xuất các tế bào và mô mới, đồng thời hỗ trợ chức năng tim mạch. Các thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, các loại đậu.
3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị tăng huyết áp thai kỳ
Thực phẩm nên ăn
Khi bị tăng huyết áp thai kỳ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về thực phẩm nên ăn để có thai kỳ mạnh khỏe và an toàn.
Chuối: Chuối rất giàu kali, một quả chuối cỡ trung bình chứa khoảng 420mg. Đó là khoảng 9% lượng tiêu thụ hàng ngày được đề nghị. Chuối cũng rất giàu chất xơ và mang lại vị ngọt tự nhiên.
Sữa chua ít béo hoặc không béo: Các sản phẩm từ sữa ít béo là nguồn cung cấp canxi dồi dào, là một trong những hợp chất chính giúp ngừa huyết áp cao. Kali, protein, vitamin và khoáng chất từ sữa chua cũng là những bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của người bị tăng huyết áp thai kỳ. Một khẩu phần sữa chua ít béo khoảng 340g sẽ cung cấp khoảng 30% lượng canxi được khuyến nghị trong ngày.
Rau xanh: Các loại rau lá xanh bao gồm cải xoăn, rau bina, rau cải rổ, rau diếp… là nguồn cung cấp kali và magie tuyệt vời. Các dưỡng chất này phối hợp với nhau để điều chỉnh huyết áp.
Củ cải: Củ cải đường có hàm lượng ocid nitric làm giảm huyết áp cao. Nước ép củ cải đường có thể giúp giảm huyết áp tâm thu từ 4 đến 5mmHg. Hãy thử thêm nước ép củ cải đường vào chế độ ăn uống như nấu canh súp với cà rốt, khoai tây hoặc làm nước ép và đảm bảo không thêm đường.
Khoai lang: Khoai lang giàu kali và magie là một phần thiết yếu trong chế độ ăn kiêng giảm huyết áp. Khoai lang cũng có nhiều chất xơ tốt cho tim. Có thể ăn khoai lang nướng hoặc luộc, hấp…
Cháo yến mạch: Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, đặc biệt là bột yến mạch, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp ổn định cân nặng và giảm cholesterol. Chỉ cần ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tim. Bột yến mạch cho bữa sáng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt.
Cá hồi: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu có nhiều acid béo omega-3, giúp giảm viêm và có thể giúp hạ huyết áp. Chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, giúp cơ thể hấp thụ canxi, chống trầm cảm và điều hòa huyết áp.
Quả bơ: Quả bơ là nguồn cung cấp canxi, magie và kali tuyệt vời. Một quả bơ chứa khoảng 975mg kali, chiếm khoảng 25% lượng tiêu thụ hàng ngày. Có thể ăn bơ tươi hoặc trộn với rau để làm món salad.
Hạt diêm mạch (Quinoa): Có lý do khiến quinoa được coi là một loại siêu ngũ cốc. Một nửa cốc chứa gần 15% lượng magie cần trong một ngày. Ngoài ra, nó còn giàu protein và chất xơ từ thực vật để giảm táo bón, ổn định lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn cơn đói.
Hạt bí ngô: Hạt bí ngô không rang muối rất giàu magie và kẽm có tác dụng hạ huyết áp. Dầu hạt bí ngô cũng là một cách tốt để tận dụng lợi ích của hạt.
Sô cô la đen: Sô cô la đen giàu flavonol có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy flavonol trong sô cô la đen giúp thúc đẩy chức năng mạch máu khỏe mạnh.
Nước dừa: Nước dừa có chứa kali để hạ huyết áp, giúp bổ sung nước cho mẹ bầu.
Thực phẩm nên tránh
Thịt nguội, xúc xích… là những thực phẩm nhiều natri và chất béo bão hòa không tốt cho mẹ bầu bị tăng huyết áp.
Cho dù có tuân theo một chế độ ăn kiêng cụ thể hay không thì một số loại thực phẩm và thành phần nhất định có thể làm tăng huyết áp hoặc duy trì huyết áp ở mức cao. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm sau để kiểm soát huyết áp:
Muối hoặc natri
Muối, hay cụ thể là natri trong muối, là nguyên nhân chính gây ra tăng huyết áp và bệnh tim. Điều này là do nó ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng trong máu. Muối ăn có khoảng 40% natri. Một lượng muối nhất định rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ quá 2.300 mg natri (tương đương với 1 thìa cà phê muối) mỗi ngày. Natri có nhiều trong các loại thực phẩm như bánh mì kẹp thịt, thịt nguội và thịt ủ muối, dưa muối, các sản phẩm đóng hộp.
Đường
Đường có thể làm tăng huyết áp theo nhiều cách. Nghiên cứu chỉ ra rằng đường, đồ uống có đường góp phần làm tăng cân và làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Đường bổ sung cũng có thể có tác động trực tiếp đến việc tăng huyết áp,
Thực phẩm chế biến sẵn có chất béo chuyển hóa hoặc bão hòa
Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, tốt nhất nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Điều này đặc biệt đúng với những người bị tăng huyết áp. Chất béo bão hòa cũng tăng mức độ cholesterol LDL trong máu. Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường chứa chất béo bão hòa, cùng với lượng đường, natri cao và carbohydrate ít chất xơ. Chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, bao gồm: Sữa và kem đầy đủ chất béo, bơ, thịt đỏ, da gà…
Đồ uống có cồn
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Ngoài ra, nhiều đồ uống có cồn còn chứa nhiều đường và calo góp phần gây thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
4. Một số lưu ý với người bị tăng huyết áp thai kỳ
Bằng cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp có thể kiểm soát tốt huyết áp, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Trường hợp cần bổ sung vitamin, khoáng chất ngoài thực phẩm thì phải theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý các nguyên tắc đơn giản mà thiết thực sau:Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường.Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít.Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ ngọt.Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.