Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹCho trẻ dùng sữa tắm hay nước lá thì tốt hơn? Đáp...

Cho trẻ dùng sữa tắm hay nước lá thì tốt hơn? Đáp án của bác sĩ hóa giải mâu thuẫn của mẹ và bà


Tắm cho trẻ sơ sinh tưởng là việc nhỏ nhưng đôi khi lại là nguồn cơn gây mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình khi bà muốn nấu nước lá tắm cho cháu như các cụ xưa để vừa lành vừa mát, còn mẹ lại muốn dùng các sản phẩm sữa tắm thơm tho, tiện lợi. Vậy cách nào mới tốt? 

Cha mẹ nên cân nhắc khi tắm nước lá cây cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da non nớt và nhạy cảm. Theo BS.CKI Nguyễn Thị Thanh Tuyền, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), tắm là cách giúp trẻ sạch sẽ, loại bỏ những bụi bẩn, tác nhân có thể gây nhiễm trùng da, giúp bé dễ chịu, thúc đẩy tuần hoàn máu nuôi dưỡng da, có thể loại trừ được mệt mỏi, quấy khóc, nâng cao được sức đề kháng của trẻ. Đây cũng là dịp dể cha mẹ kiểm tra toàn diện về da của trẻ, xem có hiện tượng gì khác lạ không. Bởi, có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có thể sẽ được biểu hiện bằng cách nổi các nốt mẩn đỏ, mụn đỏ, mụn nước trẻ da trẻ. 

Tuy nhiên, tắm cho trẻ là một việc thường gây lúng túng cho ba mẹ, nhất là những gia đình mới có con đầu lòng. Đôi khi việc này được giao cho ông bà, cô bảo mẫu, nữ hộ sinh. Vậy tắm cho trẻ như thế nào mới đúng, lựa chọn sữa tắm cho trẻ ra sao để đảm bảo an toàn cho trẻ là điều đang được rất nhiều ba mẹ quan tâm.

 

Tắm là các giúp trẻ sạch sẽ, giúp loại bỏ bụi bẩn trên da bé. Ảnh minh họa.

Theo quan niệm xưa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được tắm bằng các loại lá cây tự nhiên để tránh sự kích ứng, làm mát da. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, cách tắm này cần cân nhắc. Thời gian qua, rất nhiều trẻ phải cấp cứu do bị nhiễm trùng, nhiễm độc da sau khi được người lớn tắm nước lá.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi 20 ngày tuổi bị phản ứng nhiễm độc lá cây. Các bác sĩ khoa Nhi của bệnh viện cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng da toàn thân mẩn đỏ, niêm mạc vùng mũi viêm loét, có nốt xuất huyết rải rác dưới da, không bú được do viêm loét niêm mạc miệng. Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi tiến triển tốt, da đỡ mẩn đỏ, niêm mạc mũi, miệng loét giảm, trẻ tự bú được.

Trong dân gian, việc dùng các loại lá cây đun nước để tắm cho trẻ sơ sinh khá quen thuộc. Thông thường, các gia đình sẽ tắm cho trẻ theo kinh nghiệm của người đi trước. Thực tế, có một số bài thuốc tắm trong dân gian như mướp đắng, lá chè tươi, chanh… rất tốt cho trẻ. Nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích ứng được những loại nước lá và quả này. Vì vậy, các ba mẹ cần cân nhắc và thận trọng khi sử dụng cho con.

Các bác sĩ giải thích, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, da thường mỏng, cấu trúc da chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. “Đa phần các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài”, các bác sĩ khuyến cáo.

Trong khi đó, các loại lá, quả các gia đình sử dụng tắm cho trẻ mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng, trên đất bị nhiễm khuẩn, thậm chí có nhiễm thuốc trừ sâu rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi thì mầm bệnh chưa hẳn được loại bỏ hết. 

Việc tắm không đúng hay không được tắm thường xuyên sẽ khiến da trẻ dễ mọc rôm xảy. Ảnh minh họa.

Vào mùa hè, thời tiết ở nhiều tỉnh thành trở nên nóng bức hơn, việc tắm lá không đúng cách càng khiến trẻ bị bội nhiễm có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. “Nhiều cha mẹ quan niệm, tắm lá vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên an toàn cho da của trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm, vô tình dễ dẫn đến hại trẻ”, các bác sĩ khuyến cáo.

Hãy chọn sữa tắm dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên để bảo vệ da trẻ

Theo các bác sĩ, việc làm sạch da hằng ngày bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng cho da của trẻ. Nếu không có điều kiện, dùng nước lọc để tắm hằng ngày cho trẻ cũng rất an toàn.

Làn da của trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ rất yếu ớt và nhạy cảm, chưa có khả năng kháng khuẩn hoặc khả năng kháng khuẩn chưa cao. Khi tiếp xúc với bên ngoài môi trường, da của trẻ thường dễ bị tổn thương do vi khuẩn. Vì vậy, cha mẹ hãy nên lựa chọn sữa tắm chứa các thành phần tự nhiên, lành tính, chẳng hạn như hoa cúc; loại không làm cay mắt, không gây kích ứng… cho làn da của con. Các loại sữa tắm này cũng sẽ giúp da trẻ mềm mại, thơm tho và được dưỡng ẩm, tránh tình trạng bị khô ráp hay vết hăm trên da…

Nên chọn các sản phẩm chiết xuất từ các thành phần thảo mộc tự nhiên, hữu cơ, với hương thơm dịu nhẹ, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Cha mẹ hãy lựa chọn phương pháp tắm phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa.

Khi tắm cho trẻ, cha mẹ nên chọn lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10-11 giờ sáng hoặc 15-16 giờ chiều. Không nên tắm quá lâu, chỉ nên từ 4-5 phút cho mỗi lần. Cha mẹ cũng không nên tắm cho trẻ khi bé còn đói hoặc quá mệt và cần giúp trẻ hứng thú với việc được tắm.

Đặc biệt, cha mẹ không nên chà xát da trẻ quá mạnh, nên dùng loại sữa tắm gội toàn thân với lượng vừa đủ để làm sạch dịu lành rồi thoa sữa dưỡng ẩm dành riêng cho bé. Có thể sử dụng thêm sản phẩm làm dịu và phòng ngừa hăm tã cho vùng da nhạy cảm của trẻ, đặc biệt trong những ngày hè. 

Trong trường hợp thấy da bé nổi mẩn đỏ bất thường và có dấu hiệu lan trên diện rộng nên đưa bé đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để điều trị kịp thời.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments