Củ cải là loại rau củ thuộc họ cải với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng rất tốt trong việc giúp ngăn ngừa hoặc chống lại bệnh tật nhờ sự kết hợp độc đáo của các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C. Các chất dinh dưỡng khác trong củ cải bao gồm CoQ10, vitamin B, canxi, kali…

Củ cải có thể dễ dàng thêm vào các món ăn khác nhau để nâng cao sức khỏe tổng thể như ăn sống, xào, ngâm chua ngọt, nấu, hầm…. Tuy nhiên, củ cải cũng có một số tác dụng phụ cần lưu ý.
Công dụng của củ cải đối với sức khỏe
Tốt cho hệ tiêu hoá: Củ cải trắng rất giàu chất xơ, tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp tăng cường sản xuất mật, được coi là một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa và hỗ trợ bảo vệ túi mật và gan.
Ngăn ngừa lão hoá: Bởi vì trong củ cải trắng chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, nên ăn củ cải còn có khả năng ngăn chặn tác hại của các gốc tự do gây lão hóa tế bào. Bạn có thể nghiền củ cải trắng tươi đắp trên da đặc tính làm sạch của chúng sẽ giúp da bạn sạch và sáng hơn.
Tốt cho tim mạch: Củ cải trắng cũng là một nguồn cung cấp anthocyanins tuyệt vời, đây cũng là hợp chất giúp tạo màu sắc cho củ cải và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Anthocyanins giúp giảm sự phát triển của các bệnh tim mạch và có đặc tính chống viêm và chống ung thư.

Cải thiện chức năng thận: Củ cải trắng giúp hỗ trợ điều trị bệnh thận. Đặc tính lợi tiểu trong củ cải giúp loại bỏ độc tố khỏi thận và giảm sự tích tụ độc tố trong máu. Chúng cũng có đặc tính khử trùng để bảo vệ thận trước các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, khả năng thải độc tố của củ cải trắng cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho thận khỏe mạnh.
Những lưu ý khi ăn củ cải trắng
Để tận dụng tối đa lợi ích từ củ cải trắng và tránh những tác động không mong muốn, việc sử dụng đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điểm cần lưu tâm:
Không nên tiêu thụ củ cải trắng sống liên tục trong một thời gian dài. Mỗi lần ăn, chỉ nên dùng khoảng 100-150g. Sau khi ăn củ cải sống, nên chờ khoảng nửa tiếng trước khi ăn các loại thực phẩm khác. Điều này giúp các hoạt chất có lợi trong củ cải không bị hòa tan hay mất tác dụng do tương tác với các thành phần trong thức ăn khác.

Theo quan điểm Đông y, củ cải trắng có tính hàn (lạnh). Do đó, những người có thể trạng yếu, dễ bị lạnh chân tay hoặc đang trong quá trình điều trị bằng thuốc (đặc biệt là các bài thuốc Đông y) nên hạn chế ăn củ cải trắng, đặc biệt là củ cải sống, để tránh làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Việc nấu chín củ cải trắng có thể giúp giảm bớt tính hàn và an toàn hơn cho những đối tượng này.
Những người có tỳ vị hư nhược (chức năng tiêu hóa kém), thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên hạn chế ăn củ cải trắng. Ngoài ra, những người đang sử dụng các loại thuốc bổ có chứa nhân sâm cần tuyệt đối kiêng củ cải trắng, bởi củ cải có thể làm giảm tác dụng của nhân sâm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.