Bưởi để ăn thì càng xuống nước càng ngon. Khi phần vỏ ngoài nhăn nheo vì mất nước thì múi bưởi vẫn tươi ngon và ngọt. Bưởi cũng là một trong những thực phẩm giàu vitamin và an toàn. Bưởi xuất xứ từ các nhà vườn Việt Nam rất nhiều. Cuối năm người bán bán từng bao, mỗi bao hơn trăm quả. Do đó nhiều người thường ngại không biết bảo quản sao cho bưởi không hỏng. Hãy học kinh nghiệm từ thời các cụ nhé:
Dùng vôi bôi núm bưởi – kinh nghiệm xa xưa của các cụ không sai
Khi ông bà ta chưa có chất bảo quản, chưa có tủ lạnh thì có một cách bảo quản bưởi phổ biến là chấm vôi đã tôi vào núm bưởi. Vôi thực chất là một chất giúp chống lại vi khuẩn vì tính kiềm cao. Vôi giúp diệt vi khuẩn nên ngăn chặn vi khuẩn thâm nhập làm thối quả bưởi. Phần núm bưởi chính là “cửa ngõ” để vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.
Thế nên quét vôi bôi kín núm bưởi là cách rất thông minh. Hơn nữa các quả bưởi cạnh nhau, vôi sẽ giúp khử khuẩn khu vực lưu trữ bưởi. Bạn hãy quét vôi vào núm bưởi sau đó lớp giấy hoặc carton rồi đặt bưởi lên. Nhưng tránh xếp nhiều tầng lớp bưởi lên nhau nhé. Bạn cũng nên để ở chỗ góc nhà khô thoáng không bị ướt nước.
Vùi bưởi vào trong thùng cát
Cát khô cũng lại là một cách bảo quản không tốn kém không hóa chất. Vì thế bạn hãy phơi khô cát sạch rồi cho vào thùng carton. Sau đó vùi bưởi vào đó. Bạn nên cho những quả bưởi to nặng ở dưới, bưởi nhỏ ở trên. Cát khô có công dụng giúp hút ẩm và bảo quản hương vị của bươi, ngăn ngừa tình trạng thối mốc. Bảo quản bằng cát có thể giúp bưởi tươi được vài tháng.
Xếp bưởi lên giàn tre gỗ
Bưởi muốn để lâu phải thoáng không bị ướt, không bị tiếp xúc mặt kín nhiều. Do đó đặt những quả bưởi lên giàn tre sẽ giúp chúng thông thoáng và không bị ẩm ướt bởi nền đất. Bạn có thể kết hợp phương pháp quét vôi tôi lên bưởi rồi mới đặt bưởi lên giàn. Nê dùng giấy báo sẽ giúp bưởi khô thoáng và chống mốc tốt hơn.
Cất bưởi vào gầm giường
Gầm giường là nơi tối nên ít vi khuẩn. Bởi thế lăn bưởi vào gầm giường là cách ông bà ta bảo quản bưởi. Tất nhiên phải chú ý gầm giường không được ướt. Thời này gầm giường hay bằng đá nên dễ ẩm hơn thời xưa gầm giường bằng đất nện. Do đó làm cách này bạn cũng cần thường xuyên phải kiểm tra để thấy quả có vấn đề thì cần loại ra tránh lây sang quả khác.
Lưu ý quan trọng khi bảo quản bưởi
Bưởi bảo quản đúng để được lâu thì sẽ xuống nước nên ngọt đậm hơn, ăn sẽ ngon hơn bưởi mới cắt từ trên cây xuống. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản bưởi thì bạn cần thường xuyên kiểm tra chỗ bưởi đang có trong nhà. Nếu không may có quả hỏng nhớ bỏ ra để tránh lây sang các trái khác bởi khi trong đám bưới có 1 quả bị mốc thì những quả còn lại lây mốc rất nhanh.
Bạn cũng cần tránh để nước ẩm vấy vào bưởi. Trước khi mang bưởi đi bảo quản cần để ý tránh tình trạng bưởi bị ướt. Nếu bưởi ướt bạn cần lấy khăn lau rồi để khô hẳn vỏ mới cất.
Tránh rửa bưởi trước khi mang đi bảo quản, bởi vỏ bưởi tự nhiên có một lớp phấn bảo vệ quả, rửa vừa làm mất lớp bảo quản này vừa làm nước thấm vào trong vỏ bưởi nên khiến chúng nhanh thối.