Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpDiễn biến bất thường của sốt xuất huyết Dengue

Diễn biến bất thường của sốt xuất huyết Dengue


Muỗi Aedes aegypti gây bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Pexels.






Sốt xuất huyết Dengue được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Chúng đang lưu hành tại hơn 100 quốc gia, với khoảng 390 triệu ca nhiễm mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu tăng gấp 30 lần trong 50 năm.

Trong 5 năm qua, các báo cáo đều ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, năm 2024 ghi nhận số ca mắc bệnh này cao kỷ lục.

Theo Cục Y tê Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hứng chịu hậu quả nghiêm trọng từ sốt xuất huyết. Nếu trước đó, trong giai đoạn 1980-2018, Việt Nam ghi nhận đỉnh dịch 10 năm một lần thì riêng giai đoạn 2019-2023, nước ta trải qua 2 đỉnh dịch vào năm 2019 (với hơn 300.000 ca) và năm 2022 (361.813 ca).

 

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho hay trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

Phân bố tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết theo khu vực ở Việt NamNguồn: Cục Y tế Dự phòng (số liệu tổng kết năm 2020).Miền BắcMiền BắcMiền TrungMiền TrungMiền NamMiền NamTây NguyênTây Nguyên

Hơn nữa, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam, thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vaccine.

GS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết sốt xuất huyết không chỉ mang nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng như sốc, xuất huyết nặng, suy tạng hoặc đe dọa tính mạng mà còn đặt áp lực lên từng cá nhân, gia đình và hệ thống y tế. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, bệnh tăng nặng khó đoán khiến việc điều trị đặc biệt khó khăn.

Khu vựcỔ bọ gậy nguồn
Miền BắcBể xi măng, chum/vại, chậu cây cảnh, cây phát lộc, phế thải, lọ hoa
Miền TrungLu/khạp, chậu cây cảnh, thùng nhựa, phế thải, lọ hoa, cây phát lọc
Miền NamLu/khạp, bể tròn, lọ hoa, phế thải, gáo dừa, cây cảnh
Tây NguyênChum/vại, lốp xe, chậu cây cảnh, lọ hoa
Nguồn: Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

Trước đó, tại hội thảo “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết” được tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội, GS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất nỗ lực để đạt được nhiều kết quả tích cực trong phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt là giảm tỷ lệ bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm.

GS Lân nhấn mạnh việc đưa vaccine sốt xuất huyết Dengue vào sử dụng cùng các biện pháp dự phòng truyền thống như kiểm soát vector, phòng chống muỗi đốt và nâng cao nhận thức cộng đồng là bước tiến quan trọng đối với công cuộc phòng chống dịch bệnh này.

 

GS Lân cũng cho rằng chiến lược phòng ngừa tích hợp này, nếu hiệu quả, sẽ giúp giảm gánh nặng của dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đối với người dân và hệ thống y tế. Từ đó, đóng góp nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh tế, xã hội khác.

Tại Việt Nam, vaccine sốt xuất huyết của Takeda được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phê duyệt sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, không phân biệt đã nhiễm bệnh hay chưa, tương tự với phê duyệt của Ủy ban Liên minh châu Âu.

BS Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu vaccine, Tập đoàn Dược phẩm Takeda, cũng chia sẻ: “Mặc dù áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiện tại là cần thiết, việc bổ sung giải pháp vaccine với khả năng dự phòng phủ rộng đã đánh dấu một bước đột phá trong cuộc chiến phòng chống sốt xuất huyết Dengue”.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, vaccine sốt xuất huyết được phê duyệt ở Việt Nam dựa trên virus huyết thanh 2 sốt xuất huyết sống giảm độc lực, cung cấp “xương sống” di truyền cho cả bốn type huyết thanh virus sốt xuất huyết và được thiết kế để bảo vệ chống lại bất kỳ loại huyết thanh nào trong số này. Vaccine nên được tiêm dưới da dưới dạng liều 0,5 ml theo lịch trình hai liều (0 và 3 tháng).



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Xem thêm  Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày không?
Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments