Thứ hai, Tháng mười hai 16, 2024
spot_img
HomeCuộc sốngDòng họ nhiều người làm Vua nhất: Ai mang họ này thật...

Dòng họ nhiều người làm Vua nhất: Ai mang họ này thật đáng tự hào


Dòng họ nhiều người làmVua nhất: Ai mang họ này thật đáng tự hàoLịch sử phong kiến Việt Nam kéo dài với nhiều triều đại, trong đó, triều đại nhà Lê có nhiều người làm vua nhất với tổng gần 400 năm trị, chiến công lẫy lừng, đến nay hậu thế vẫn rất tự hào.

Dòng họ có nhiều người làm vua nhất lịch sử Việt Nam

thumb_09062023153904

Trong lịch sử Việt Nam có 1 dòng họ với 2 lần trị vì, tổng thời gian kéo dài 390 năm với 31 vị vua và 2 anh hùng dân tộc tiêu biểu. Đó là dòng họ Lê với hai lần lên ngôi gồm thời tiền Lê và Hậu Lê. Nhà Tiền Lê được người họ Lê thành lập từ 980 đến 1009 và nhà Hậu Lê kéo dài từ 1428 đến 1789.

Về nguồn gốc, sử sách ghi lại rằng họ Lê ở Việt Nam là một trong những dòng họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt, đã bắt đầu định cư ở đất Thanh Hóa và Ninh Bình từ lâu đời. Đặc biệt các vị vua và danh nhân của họ Lê, những vị thủy tổ của nhiều chi phái thuộc họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Lạc Việt, không có một ai xuất xứ từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, chỉ có một dòng họ Lê duy nhất, chiếm khoảng 11 đến 15% dân số (theo trang Họ Lê Việt Nam).

Dòng họ Lê hiện nay cũng là một trong 4 dòng họ lớn nhất ở Việt Nam là: Nguyễn- Trần- Lê – Phạm. Và đây cũng là dòng họ có thời gian trị vì triều đại phong kiến lâu nhất với tổng cộng là 390 năm. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng với trăm họ, họ Lê đã đóng góp công sức, tài năng, trí tuệ và cả xương máu để xây dựng và bảo vệ giang sơn Việt Nam. Trong số 31 vị vua mang họ Lê, Lê Hiển Tông chính là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất. Ông ngồi trên ngai vàng suốt 46 năm (1740 đến 1786). Tuy nhiên giai đoạn này vai trò của vua Lê không được thể hiện rõ ràng vì bị quyền lực khi đó bị chúa Trịnh lấn át.

Trong số 31 vị vua thuộc triều Lê thì có 2 người Lê Hoàn và Lê Lợi trở thành các danh nhân được người đời sau ca tụng tiếng thơm muôn đời.

Nguồn gốc của Họ Lê

le-loi-1058

Phân tích chữ lê (黎) bao gồm có các thành phần: Cây lúa + Bao bọc + Người + Nước. Như vậy, chữ Lê trong họ Lê chính là chỉ những người dân trồng lúa nước, tức là con cháu của Thần Nông.

Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông, có 2 người con gồm:

– Nghi là con cả, làm vua Đất La (miền xích đạo), bao gồm toàn bộ miền Trung và miền Nam, sau đó nối ngôi gọi là Đế Nghi

– Lộc Tục con thứ, làm vua Đất Kinh và Dương tương đương vùng phía Bắc và Đông Bắc nước ta hiện nay, được gọi là Kinh Dương vương

Nghi = Hai = Hời = La = Cham, ám chỉ những người sống ở miền xích đạo. Ở Hà Tĩnh có sông La và cũng có câu ca dao:

“Ai ơi chớ lấy kẻ La

Cái dưa thì khú cái cà thì thâm”

Ở Quảng Bình cũng có Thành phố Đồng Hới = Động Hời = Nơi ở của Người Cham. Các thầy phong thủy đều có 1 cái La Kinh để đo phương vị, La chỉ phương xích đạo (nam), còn Kinh chỉ chiều ngược lại (bắc).



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments