Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpDứa có tác dụng gì với phụ nữ, bạn biết không?

Dứa có tác dụng gì với phụ nữ, bạn biết không?


  • 21,65 g Carbohydrate (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ)

  • 0,89 g Protein

  • Vitamin C 131%

  • Mangan 76%

  • Vitamin B6 9%

  • Đồng 9%

  • Thiamin 9%

  • Kali 5%

  • Magiê 5%

  • Folate 7%

  • Niacin 4%

  • Axit pantothenic 4%

  • Riboflavin 3%

  • Sắt 3%

  • Dứa đặc biệt giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.

    2. Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ?

    2.1. Bảo vệ cơ thể, chống loãng xương

    an dua co tac dung gi cho phu nu ban biet khong
    Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ phụ nữ – Ảnh minh họa: Internet

    Dứa chứa nhiều vitamin C, đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, cụ thể là hỗ trợ hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Vitamin C cũng ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Nó được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất tế bào tạo xương và bảo vệ tế bào xương khỏi bị hư hại. Nghiên cứu cho thấy những người ăn thực phẩm giàu vitamin C thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn đáng kể và tỷ lệ gãy xương hông thấp hơn 34%.

    Bên cạnh đó, dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và lão hóa da.

    2.2. Tốt cho thai kỳ

    an dua co tac dung gi cho phu nu ban biet khong
    Dứa cũng có những khoáng chất nuôi dưỡng thai nhi – Ảnh minh họa: Internet

    Chăm sóc và cung cấp khoáng chất cho thai kỳ là tác dụng của dứa đối với phụ nữ. Ngoài vitamin C, dứa cũng chứa nhiều đồng, vitamin B (B1, B6, B9), kali, canxi và các hoàng chất có lợi khác. 

    Đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Khi mang thai, nhu cầu đồng của bạn tăng lên 1 mg mỗi ngày để hỗ trợ sự gia tăng lưu lượng máu xảy ra trong thai kỳ. Bà bầu ăn dứa sẽ cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển của tim, mạch máu và hệ xương và hệ thần kinh của em bé.

    Vitamin B góp phần trong sự tăng trưởng và phát triển đúng đắn của thai nhi. Ngoài ra, các khoáng chất khác như kali, canxi, sắt, kẽm… đều cần thiết cho cả mẹ và con trong thai kỳ.

    2.3. Tăng cường khả năng sinh sản

    Các chất chống oxy hóa trong Dứa có thể hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản. Bởi vì các gốc tự do có thể gây tổn thương và làm mất chức năng của hệ thống sinh sản. Do đó, các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như Dứa, thường được khuyến khích ở những người cố gắng thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

    Ngoài các chất chống oxy hóa, các vitamin C, khoáng chất đồng, kẽm, Folate và Beta Carotene đều có khả năng cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

    2.4. Cải thiện làn da

    an dua co tac dung gi cho phu nu ban biet khong
    Con gái ăn dứa có tác dụng gì? – Ảnh minh họa: Internet

    Nếu bạn thắc mắc nếu chưa mang thai thì con gái ăn dứa có tác dụng gì không thì đẹp da chính là câu trả lời. Các loại vitamin C và chất chống oxy hóa có trong trái Thơm có thể chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm. Ăn hoặc bôi dứa lên da có thể làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và cải thiện kết cấu da tổng thể.

    Ngoài ra, Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, cải thiện sức khỏe của da.

    2.5. Tác dụng làm giảm buồn nôn

    Dứa có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các cơn buồn nôn. Do đó, nếu bạn thường xuyên buồn nôn, say tàu xe có thể sử dụng một ly nước ép Dứa. Ngoài ra, Dứa được cho là an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    2.6. Tăng cường sức khỏe móng tay

    Thiếu hụt Vitamin A và B có thể làm móng tay bị gãy, nứt, mềm. Do đó, để móng tay chắc khỏe, người dùng có thể bổ sung thêm nguồn vitamin A và B tự nhiên. Dứa chứa một lượng vitamin dồi dào và phù hợp để bổ sung thường xuyên để chăm sóc sức khỏe móng tay.

    2.7. Điều trị vết nứt chân

    Dứa có thể làm giảm viêm và sưng nhẹ. Người dùng có thể sử dụng một miếng Dứa tươi sau đó chà xát lên gót chân nứt nẻ. Điều này sẽ kích thích và hỗ trợ chữa lành các vết nứt, giúp chân luôn mịn màng và hồng hào.

    an dua co tac dung gi cho phu nu ban biet khong
    Dứa còn có khả năng cung cấp và duy trì độ ẩm tự nhiên cho da – Ảnh minh họa: Internet

    Bên cạnh đó, Dứa cũng được cho là có thể điều trị nứt môi. Trộn Dứa với dầu dừa và dùng ngậm ở môi. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng da môi và giúp môi hồng hào hơn.

    2.8. Ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn

    Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc.

    Chiết xuất Dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt hơn, dày hơn và bóng mịn hơn.

    2.9. Phòng chống ung thư vú

    Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các chẩn đoán ung thư ở phụ nữ.

    Dứa chứa một lượng nhỏ bromelain, một loại enzyme được cho là có tác dụng chống ung thư, đặc biệt liên quan đến ung thư vú.

    Bromelain, một loại enzyme trong dứa và giấm dứa có liên quan đến sự tiến triển chậm của ung thư vú trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ kết quả để chứng minh nghiên cứu này có tác dụng tới bệnh ung thư vú ở người.  

    3. Một số lưu ý khi sử dụng dứa

    Dứa được coi là an toàn cho hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, do tính axit cao của nó, ăn dứa có thể gây ra sự gia tăng các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

    Ngoài ra, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi ăn dứa, điều quan trọng là gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Dấu hiệu dị ứng tiềm năng bao gồm:

    • Ngứa hoặc sưng miệng

    • Khó thở

    • nổi mề đay hoặc nổi mẩn trên da

    • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

    Nếu bạn bị dị ứng latex, bạn có thể dễ bị dị ứng với dứa. Điều này được gọi là hội chứng latex-fruit và kết quả của dứa và latex có protein tương tự.

    an dua co tac dung gi cho phu nu ban biet khong
    Dù tốt đến đâu, bạn cũng nên sử dụng đúng liều lượng cho phép hàng ngày – Ảnh minh họa: Internet

    Chất bromelain được tìm thấy trong dứa cũng đã được chứng minh là làm tăng tác dụng của một số loại thuốc, bao gồm các loại sau:

    Do đó, nếu bạn dùng một trong những loại thuốc này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lượng dứa bạn nên sử dụng.

    >>> Xem thêm:

    Giải đáp thắc mắc: Ăn dứa có tốt không?

    Thắc mắc thai kỳ: Bà bầu có được ăn dứa không?

    Cuối cùng, nhiều loại nước ép dứa đóng hộp có trên thị trường có chứa một lượng lớn đường bổ sung, do đó bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng. Bở lẽ, chế độ ăn nhiều đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Do đó, thường xuyên uống nước ép dứa ngọt (thêm đường) có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên sử dụng nước ép tươi 100% không đường.

    Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ. Hãy bổ sung trái cây hàng ngày nhưng sử dụng nó một cách thông minh để đảm bảo sức khỏe bạn nhé.



    Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

    Bài viết liên quan

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    - Advertisment -spot_img

    Bài viết mới

    Recent Comments