Sung là một loại cây thuộc họ dâu tằm. Quả sung có hình giống như các giọt nước với kích thước lớn bằng ngón tay. Thịt của quả sung màu hồng, khi ăn có vị ngọt nhẹ, mềm và dai. Hạt của quả sung có thể ăn được và hơi giòn.
Quả sung tươi thường rất mỏng và dễ bị hỏng. Chính vì vậy, để bảo quản sung được lâu hơn, người ta thường mang quả sung đi phơi khô hoàn toàn. Nhờ đó, chúng ta có được một loại quả sấy khô ngọt, giòn và khá bổ dưỡng, có thể dùng quanh năm.
Quả sung có rất nhiều loại với sự khác biệt về đặc điểm, cấu trúc và màu sắc. Điểm độc đáo của loại quả này chính là một lỗ nhỏ có hình dáng giống với nụ cười, thường được gọi là ostiole ở đầu quả giúp cho quả phát triển. Trước khi có sự xuất hiện của đường tinh luyện, người ta thường sử dụng sung để làm chất tạo ngọt tự nhiên.
Công dụng của quả sung đối với sức khỏe
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Từ xa xưa, quả sung đã được dùng như một vị thuốc điều trị thay thế cho những vấn đề liên quan đến tiêu hóa, nổi bật phải kể đến chứng táo bón. Trong quả sung có khá nhiều chất xơ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hàm lượng chất xơ này sẽ làm mềm và bổ sung thêm một lượng lớn vào trong phân, làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Quả sung có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả sung có khả năng tăng cường độ nhạy cảm insulin. Insulin là một hormone quan trọng giúp đưa đường glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng. Việc tăng cường độ nhạy cảm insulin nhờ quả sung giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, từ đó cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch: Sung chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, polyphenol, giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa lão hóa và ung thư. Trong khi đó, vitamin C và chất chống oxy hóa: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Kali trong quả sung giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Chất xơ và pectin trong sung giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch. Sung chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong động mạch, cải thiện lưu thông máu.
Những người không nên ăn quả sung
- Người có tiền sử máu khó đông, đang dùng thuốc chống đông: nguy cơ chảy máu trong.
- Người đang dùng thuốc hạ đường huyết, có đường huyết thấp: nguy cơ tụt đường huyết.
- Người có hệ tiêu hóa kém: nguy cơ khó tiêu, đầy hơi, nặng bụng.
- Người đang bị sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang: làm chậm quá trình tan sỏi, sỏi gia tăng kích thước.
Lưu ý để sử dụng quả sung đúng cách
- Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
- Phụ nữ có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi ăn quả sung.
- Không nên ăn quá nhiều quả sung cùng một lúc vì có thể gây nóng rát và đau lưỡi.
- Hiện tượng này được giải thích do enzyme Ficin có trong quả sung phân giải protein.