Gừng có tác dụng gì cho sức khỏe?
Theo Báo Sức khỏe Đời sống, gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Gừng có nguồn gốc từ châu Á và thuộc họ thực vật Zingiberaceae, người ta thường sử dụng củ gừng trong chế biến các món ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, gừng là một phương thuốc thảo dược cổ xưa được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn. Nó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Thêm gừng vào thực phẩm hàng ngày của bạn sẽ không bao giờ là một sự thất vọng khi giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể.
Bảo quản gừng hiệu quả
Gừng là một ngυyên lιệυ qυen thυộc νà được sử ძụng rất nhιềυ trong mỗι gιa đình. Tυy nhιên, nếυ để gừng lâυ sẽ bị mốc, thốι nếυ bảo qυản trong tủ lạnh lâυ ngày, νà nó cũng sẽ bị ĸhô ĸhι để bên ngoàι.
Cách thứ пhất: Dùng màng bọc nilon
Trước khi cho gừng vào tủ lạnh để bảo quản, cần rửa sạch và để ráo nước. Sau đó dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói gừng vào một chiếc khăn khô rồi cho vào túi nhựa kín, giữ lạnh ở ngăn mát.
Cũng có thể dùng một tờ giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát. Với cách này, có thể bảo quản gừng trong thời gian khá lâu mà vẫn giữ được mùi thơm.
Cách thứ hai: Bảo quản gừng trong cát
Bảo quản gừng trong cát rất đơn giản, nhưng lại vô cùng hiệu quả. Chỉ cần một chiếc đĩa hay rổ rộng. Sau đó cho đầy cát sạch và thật khô vào rổ hay đĩa, vùi gừng xuống đó rồi để nơi thoáng mát.
Cách này giúp bảo quản gừng rất tốt, giúp gừng tươi lâu và tránh bị khô.
Cách thứ ba: Ngâm gừng với giấm
Gừng ngâm giấm giữ được hương vị và mùi thơm của gừng.
Ngâm gừng với giấm không chỉ là cách bảo quản gừng tươi lâu mà còn có thể tận dụng nước gừng ngâm. Gừng ngâm giấm sẽ giữ được độ tươi và mùi thơm vốn có. Ăn gừng ngâm giấm còn giúp đào thải được những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, hỗ trợ tiêu mỡ, đốt chất béo và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
Để bảo quản gừng trong thời gian dài, nên lựa chọn những củ gừng kích thước vừa phải nhưng nặng tay, rắn chắc. Không nên lựa chọn những nhánh gừng bị dập nát, vỏ nhăn nheo hoặc có dấu hiệu mốc.
Gừng ngâm giấm nên sử dụng gừng non, rửa sạch và thái thành lát mỏng đều nhau.
Những bài thuốc và cách dùng gừng
Báo Thanh Niên dẫn tin Theo bà Jamie Bering, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại bang Arizona (Mỹ), chúng ta không nên sử dụng quá 4 gram gừng mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai, con số này là không quá 1 gram. Ngoài ra, trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng gừng.
Nếu bạn dùng hơn 4 gram gừng mỗi ngày, bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe.
Một trong những tác dụng tốt cho sức khỏe của gừng là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Song, tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây ra các vấn đề như ợ nóng, tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày.
Đặc tính làm loãng máu của gừng có thể là liều thuốc cho nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, tiêu thụ quá nhiều gừng sẽ không tốt cho bạn.
Ngoài ra, một số ít người còn bị dị ứng với gừng. Việc sử dụng lượng lớn gừng có thể gây ra các dị ứng như phát ban da, ngứa và sưng.
Theo Báo Lao Động, Một số bài thuốc dân gian từ củ gừng có thể kể ra như sau:
Chữa trúng phong cấm khẩu: Uống nước sắc kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần liều lượng bằng nhau.
Chữa trúng hàn thổ tả: Gừng nướng khô tán bột, uống mỗi lần 12g với cháo.
Chữa ỉa chảy ra máu: gừng sống, ngải cứu lượng bằng nhau. Sắc uống.
Chữa đau bụng, đầy bụng, ỉa phân loãng: Gừng sấy khô, tán nhỏ, dùng nước cơm chiêu thuốc. Uống mỗi ngày 2-4 gam hoặc dùng gừng nướng, bỏ vỏ, thái lát, nhai với vài búp ổi hoặc búp chè.
Chữa nôn ọe: Nước gừng sống 10ml, sữa bò 20ml. Đun nóng uống.
Chữa nôn mửa, nấc: Gừng sống nhai nuốt từng ít một cho đến khi khỏi
Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe có đờm: Gừng khô, chích cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu thấy đỡ uống bớt đi.
Khi sử dụng gừng, cần lưu ý do tính có nóng, vị đắng, cay nên các bệnh thuộc chứng âm hư nội nhiệt, mắt đỏ họng lở loét, ho hen do sởi nhiệt, thai sản bị đầy trướng đều không nên dùng gừng.
Ăn gừng lâu sẽ tích nhiệt, làm tổn âm hại mắt, gây biểu hư (da kém) dễ đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm. Dùng gừng tươi giã nhỏ đắp ngoài da nhất thiết phải bôi thêm mỡ lợn hoặc kem dưỡng ẩm lên chỗ da rồi mới đắp để tránh tổn thương do nóng bỏng.