Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹLàm gì khi con liên tục ăn vạ?

Làm gì khi con liên tục ăn vạ?


Bố mẹ nào cũng từng đau đầu trước ảnh con ăn vạ, khóc lóc ầm ĩ vòi vĩnh vô lý. Những phản ứng bộc phát này phổ biến nhất ở lứa tuổi 1 – 3 tuổi. Đây được coi như cách để trẻ thể hiện cảm xúc của mình trong khi kỹ năng ngôn ngữ, diễn đạt chưa hoàn thiện.Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết trẻ em đều nhận ra rằng ăn vạ thường có hiệu quả. Đó là một cách hay để khiến người lớn phải phục tùng. Vì vậy cha mẹ cần phải hạn chế hành vi này càng sớm càng tốt. Nếu không có sự can thiệp thích hợp, ăn vạ sẽ trở nên tồi tệ hơn và một đứa trẻ ăn vạ thường xuyên sẽ trở thành một người lớn hay than vãn.


Ảnh minh họa

Giữ bình tĩnh và không nhượng bộ

Nghe một đứa trẻ ăn vạ có thể còn tệ hơn cả hoàn thành một công việc thách đố thần kinh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người lớn phải giữ bình tĩnh. Cố gắng kết thúc cơn giận dữ của trẻ bằng cách nạt nộ, quát mắng hoàn toàn vô tác dụng.Tốt hơn hết là cha mẹ nên ngồi yên và để trẻ la hét, khóc lóc đến khi chúng mệt và mọi thứ tự lắng xuống. Một khi cơn “ăn vạ” của trẻ đã ngớt, chúng sẽ thấy thoải mái và những lời căn dặn, dạy dỗ của cha mẹ lúc này cũng có ý nghĩa hơn. Bằng cách này, chính phụ huynh cũng kiềm chế được cảm xúc và bình tĩnh trao đổi với con về vấn đề chúng đang cảm thấy khó chịu.Dù con trẻ làm gì, đừng nhượng bộ. Nếu cha mẹ nhượng bộ bằng câu nói: “Được rồi, con ăn thêm một cái bánh quy nữa đi!”, cha mẹ sẽ dạy con mình rằng ăn vạ là một cách hiệu quả để đạt được điều chúng muốn.



Đưa ra cảnh báo trước

Một điều khiến trẻ em cảm thấy rất khó chịu là khi cha mẹ đột ngột kết thúc thời gian chơi của chúng mà chúng không hề được thông báo trước đó. Người lớn không thể chỉ nói với chúng rằng 10 phút nữa sẽ về nhà, vì khi đang chơi, trẻ sẽ không có ý thức về thời gian nữa.Thay vào đó, cha mẹ có thể nói rõ ràng hơn, chẳng hạn như trẻ có thể trượt thêm 2 lượt cầu trượt, lái thêm 2 vòng xe, sau đó ra về. Đây là điều mà trẻ có thể hiểu và sẽ nghe lời dù có thể chúng vẫn muốn ở lại chơi.


Ảnh minh họa

Khuyến khích trẻ ngồi yên một chỗ để lấy lại bình tĩnh

Đây là một phương pháp mà nhiều giáo viên mầm non làm theo và các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng. Hãy dành ra một góc trong nhà làm “không gian yên tĩnh” của trẻ, đó có thể là chiếc sofa sát cửa sổ, là góc thảm với những cuốn sách, đồ chơi và vật dụng giải trí khác nằm xung quanh.Khi con khó chịu hoặc tức giận, cha mẹ có thể khuyến khích con ngồi vào đó và đánh lạc hướng chúng bằng các việc làm khác nhau.

Đưa ra sự chú ý tích cực khi hành vi ăn vạ dừng lại

Ngay khi tiếng rên rỉ ỉ ôi dừng lại, hãy dành cho con sự quan tâm tích cực. Khen ngợi con bằng cách nói điều gì đó chẳng hạn như “Mẹ thích cách con chơi lặng lẽ như thế này!”Hãy dành nhiều sự quan tâm tích cực đến hành vi tốt, điều đó sẽ khuyến khích con tìm kiếm sự chú ý theo những cách tích cực.

 

 

Ngăn chặn thói ăn vạ trong tương lai
Hãy trang bị cho con kỹ năng cần thiết để xử lý những cảm xúc khó chịu như thất vọng, chán nản và buồn bã mà không than vãn. 

 

 Nếu con tức giận khi không được ra ngoài chơi, hãy khuyến khích chúng giải quyết những cảm giác tức giận đó bằng cách làm điều gì khác như tô màu hoặc chơi cờ cá ngựa. Kỹ năng đối phó sẽ giúp con giải quyết cảm xúc của mình theo hướng tích cực.Con cũng cần các kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý cảm xúc của mình. Nếu con cảm thấy buồn vì trời mưa và chuyến đi biển của gia đình bị hủy, hãy giúp con tìm một hoạt động trong nhà. Trao quyền cho con tự giải quyết vấn đề sẽ giúp chúng vui vẻ với công việc mà không ăn vạ.

 

 

 



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments