Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
spot_img
HomeDinh DưỡngLoại rau được mệnh danh "nhân sâm của người nghèo", từ rau...

Loại rau được mệnh danh “nhân sâm của người nghèo”, từ rau mọc dại hóa món đặc sản nhờ vào những công dụng bất ngờ


 

Sâm đất thuộc họ rau sam và có tên khoa học là Talinum fruticosum. Trong dân gian, sâm đất còn có nhiều tên gọi khác như sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm,… Theo quan điểm Đông Y thì rau sâm đất có vị ngọt, tính bình và tác động tốt vào hai kinh là tâm và phế. Dưới góc nhìn khoa học, đây là loại rau có chứa nhiều hoạt chất pectin, sắt, canxi, fructooligosaccharide, vitamin A, vitamin C có lợi cho cơ thể.

Sâm đất thuộc họ rau sam.

Đặc điểm

Về thân cây: Thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.

Về lá cây: Mọc so le, có hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, hơi mập và bóng cả hai mặt, mép lá có hình dạng như lượn sóng.

Về hoa: Đặc điểm đặc trưng là hoa thường nhỏ, màu hồng tím. Thường xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Thời điểm ra hoa vào tháng 6-7.

Về quả và hạt: Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mồng tơi. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Thời điểm ra quả vào khoảng tháng 9-10.

Rau sâm đất ăn có tác dụng gì?

Rau sâm đất nhiều nước và giàu khoáng chất. Các lương y thường kết hợp rau sâm đất cùng các vị thuốc khác để điều trị ho, hen suyễn, tiểu đường, bồi bổ cơ thể. Cụ thể tác dụng của chúng là:

Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế cơ thể nhiễm trùng

Rau sâm đất có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm từ đó ngăn sự phát triển của vi khuẩn cùng các bệnh truyền nhiễm khác. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn rau sâm đất thường xuyên có tác động tích cực đến bệnh nhân đang mắc xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim.

Bổ máu

Rau sâm đất ăn có tác dụng gì? Ăn chúng cải thiện các tế bào máu bởi lượng protein trong sâm đất khá cao, đây chính là chất bổ sung tốt cho tế bào máu. Tiêu thụ rau sâm đất thường xuyên sẽ cải thiện cả tế bào bạch cầu và hồng cầu. Đặc biệt hàm lượng sắt trong rau hỗ trợ tăng lượng máu cho cơ thể.

Kiểm soát huyết áp

Nếu bạn đang mắc huyết áp cao, uống nước ép rau sâm sẽ hỗ trợ điều trị bệnh một cách lành tính. Lượng chất xơ và khoáng chất trong rau sâm giúp kiểm soát nhịp tim và duy trì huyết áp ổn định. Muốn tăng cường sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp ổn định thì bạn có thể bổ sung rau sâm vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Tốt cho làn da

Rau sâm đất có tính mát và giàu vitamin A hay vitamin C nên chúng có tác dụng sửa chữa và tăng trưởng các tế bào, mô cơ thể. Những chất chống oxy hoá trong rau sâm còn có khả năng cải thiện sắc tố da và hạn chế tình trạng da khô, thúc đẩy da thêm mềm mịn.

Ảnh minh họa: Internet

Rau sâm đất vừa sạch vừa nhiều công dụng nên nhiều người yêu thích săn lùng. Giá rau sâm đất ngoài chợ có khi lên tới 90.000 đồng/cân.

Rau sâm đất có thể tự trồng trong chậu và chúng rất hiệu quả vì dễ trồng dễ phát triển lại không tốn đất tốn dinh dưỡng. Bạn có thể trồng rau sâm đất trong chậu như cây cảnh. Rau sâm đất có thể dùng để luộc, nấu canh hoặc phơi khô làm trà, ăn tương tự các loại rau đay, mồng tơi…

Lưu ý khi dùng sâm đất

Cây sâm đất mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhưng theo Đông y, loại rau này có tính hàn, vị đắng và cay. Nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như gây choáng váng hoặc khó thở. 

Lời khuyên cho bạn là không nên tùy tiện sử dụng, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có. Đặc biệt lưu ý, không dùng loại rau này đối với những phụ nữ đang mang bầu, người thường xuyên bị đầy bụng, người đang điều trị bệnh gout, các trường hợp bị tiêu chảy,…



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments