Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
spot_img
HomeMẹo hayMuốn ăn rau sống đừng ngâm nước muối nữa cẩn thận gây...

Muốn ăn rau sống đừng ngâm nước muối nữa cẩn thận gây hại, hãy cập nhật ngay cách làm mới này


Suốt nhiều năm người tin rằng ngâm rau sống nước muối trước khi ăn là phương pháp đảm bảo an toàn. Nhưng sự thực không được như thế. Nước muối muốn diệt khuẩn trong rau sống thì phải rất mặn, nếu mặn thì sẽ hút nước trong tế bào làm rau bị nát, dập. Khi rau dập úng, thì lại dễ khiến vi khuẩn xâm nhập, rau mất độ ngọt ngon. Nước muối thì không giúp làm sạch hóa chất. Thế nên thay vì ngâm rửa nước muối, bạn nên thực hiện các cách sau: 

Ngâm nước muối không sạch vi khuẩn

Ngâm nước muối không sạch vi khuẩn

Rửa rau quả dưới vòi nước chảy

Đặt rau củ quả thẳng vào vòi nước đang chảy và rửa từng chút một để cho dòng nước dội từ trên xuống dưới sẽ giúp cuốn đi bụi bẩn và vi khuẩn ký sinh, sâu bọ bám bề mặt. Cách rửa này sẽ cuốn chất bẩn bề mặt tốt hơn cách thả chúng vào thau nước rồi vớt lên sang thau khác.  Hãy cầm từng ít rau củ quả để dội dưới vòi nước chảy, dùng tay kỳ sạch vết bẩn ở lớp rau củ quả nhưng đừng làm chúng dập. Cách rửa dội dưới vòi nước này giúp cuốn trôi làm “bật ra” những gì bám bên ngoài tốt hơn. Bạn nên chú ý rửa từng tàu rau từng ít rau một, từng quả một sẽ sạch. Đừng ẩu đoảng rửa cả mớ to sẽ không sạch.  Sau khi rửa dưới vòi nước thì cho rau củ vào ngâm khoảng 10 phút để chúng dễ dàng phân hủy một vài chất độc sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy vài lần.

Hãy rửa dưới vòi nước chảy

Hãy rửa dưới vòi nước chảy

Dùng nước kiềm khử khuẩn

Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở môi trường kiềm cao. Do đó bạn có thể dùng nước kiềm lấy từ máy nước kiềm hoặc bột rửa rau củ theo cơ chế tạo độ kiềm.  Sau khi rửa rau củ dưới vòi nước chảy để làm sạch bụi bẩn bám bề mặt thì bạn hãy cho chúng vào ngâm trong dung dịch kiềm khoảng 5-15 phút.  Để an toàn hơn không làm ảnh hưởng độ pH dạ dày thì sau khi ngâm nước kiềm bạn có thể rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.

Gọt bỏ vỏ củ quả

Vỏ rau củ là nơi có nhiều vi khuẩn nhất và cũng là nơi có thể bám nhiều hóa chất bảo quản thực vật nhất. Do đó gọt vỏ là một cách để an toàn. Mặc dù cách gọt vỏ rau củ quả sẽ làm mất một số dinh dưỡng nhưng cũng là cách loại bỏ vi khuẩn và hóa chất trên bề mặt. Các loại trái cây và rau quả nên gọt vỏ như: Táo, lê, kiwi, dưa chuột, cà rốt, dưa chuột, bí ngô, bí xanh, cà tím, củ cải…

Chần rau củ quả bằng nước sôi trước khi nấu

Chần trong nước sôi trước khi chế biến có thể giúp phân hủy một số chất độc tố của rau củ quả. Do đó khi chế biến một số loại rau có nguy cơ sâu bệnh hóa chất thì nên chần qua nước sôi. Một số rau rất thích hợp làm theo phương hpaps này là đậu đũa, rau cải, súp lơ….Hình thức chần qua nước sôi có thể làm phân hủy một số hóa chất, thuốc trừ sâu. Cách làm là đun một nồi nước sôi lượng vừa đủ với số rau củ. Sau đó cho rau củ vào 1-3 phút tùy loại rồi vướt ra rửa lại sau đó mới cho vào luộc hoặc xào, nấu canh… 

Để rau củ thêm vài ngày cho chất độc được phân hủy

Chất độc bị phân hủy theo thời gian dưới ánh sáng tự nhiên. Việc nhiễm hóa chất chủ yếu do người nông dân thu hoạch rau của quả sớm hơn thời gian cách ly yêu cầu. Bởi thế khi mua rau củ quả về, nếu loại có thể để lâu thì đừng ăn ngay, hãy để vài hôm cho chúng phân hủy chất độc. Oxy trong không khí và các hoạt chất như enzyme trong rau sẽ tạo ra phản ứng làm phân hủy hóa chất trừ sâu. Do đó cách làm này giúp bạn giảm nguy cơ ăn nhiều hóa chất. Tất nhiên phương pháp này áp dụng cho loại rau củ quả có thời gian tồn tại lâu.

Rửa rau củ bằng bột baking soda

Baking soda là một phụ gia trong nấu ăn làm bánh. Baking soda cũng là chất làm sạch. Hãy pha baking soda với nước rồi cho rau củ vào ngâm và rửa lại. Baking soda có thể khử khuẩn tốt. Bạn hãy rửa rau củ dưới vòi nước chảy rồi sau đó ngâm rau củ quả trong baking soda tầm 20 phút rồi mới rửa lại dưới vòi nước chảy.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments