Có sức khỏe là có phúc
Dân gian có câu: “Làm hoàng đế mắc bệnh không bằng làm kẻ ăn mày mà khỏe mạnh”. Sức khỏe chính là phương tiện tải thể của trí huệ, là tiền đề của sự nghiệp, một người nếu như mất đi sức khỏe, vậy xem như là mất tất cả. Vì để có một thân tâm khỏe mạnh, ắt phải dưỡng thân, ăn uống có chừng mực, thường xuyên vận động, tránh rượu chè, tửu sắc vô độ.
Gia hòa chính là phúc
Nếu chúng ta có một gia đình hòa hợp, tương thân tương ái, trên dưới đồng thuận thì đó chính là hậu phương vững chắc để tự tin bước ra ngoài.
Chịu thịt là phúc
Người có thể vui vẻ chịu thiệt chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng. Không sợ chịu thiệt, việc nhiều thì làm thêm một ít, ngược lại có thể tôi luyện tâm tính cho bản thân mình
Bảo trì cuộc sống thanh đạm là phúc
Cuộc sống bộn bề, áp lực như núi, làm người có thể sống thanh đạm chính là phúc lớn rồi.
Biết đủ là phúc
Nhân sinh tại thế, lòng tham của con người xưa nay là cái giếng không đát. Nhưng thóc đầy kho lụa đầy nhà, trăm gian đất nghìn mẫu đất thì cũng cơm ngày 3 bữa, quần áo vài bộ, tối ngủ giường 3 thước. Tham lam tài vật thái quá đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng chẳng mang được thứ gì. Vậy nên làm người mà biết ung dung tự tại, không tham không sân, biết đủ là phúc.
Sống tùy duyên chính là phúc
Nhân sinh vạn nẻo, kiếp người chìm nổi tựa phù vân. Cuộc sống này có nhiều phần không như ý, thế nên hãy cứ an yên mà sống.
Làm người có 4 cái đức
Đời người họa hay phúc thì đều do cái miệng mà ra. Thế nên làm người thì việc quan trọng đầu tiên là phải tu dưỡng cái miệng của mình.
Ban đức
Người quân tử tạo thành cái hay cho người khác, không gây thành cái ác cho người ta, tiểu nhân thì không thế
Diện đức
Người sống nhờ mặt, cây không có vỏ thì chẳng thể nào mà sinh tồn được. Người không có thể diện thì cũng chẳng thể nào mà tu thân được.
Khiêm đức
Cái đức của sự khiêm nhường, người xưa luôn dạy khiêm nhường chính là một loại mỹ đức thể hiện tinh thần hàm dưỡng tôn quý. Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh. Sự cung kính đó không phải bắt nguồn từ lòng sợ hãi mà xuất phát từ sự tôn trọng.
Trọng đức
Trong cuộc sống này chúng ta phải biết cách tôn trọng người khác, nhưng có lẽ nhiều người chưa thật sự hiểu được điều này. Người có thái độ khiêm nhường chính là người có được sự tôn trọng.