Chủ Nhật, Tháng mười hai 15, 2024
spot_img
HomeTin mớiNhững trường hợp nào sẽ bị tạm giữ, thu hồi thẻ BHYT...

Những trường hợp nào sẽ bị tạm giữ, thu hồi thẻ BHYT từ ngày 1/1/2025?


Khoản 1 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, được áp dụng đối với các đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.

BHYT được quản lý theo 2 hình thức: BHYT bắt buộc (áp dụng với người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên…) và BHYT tự nguyện (áp dụng với người không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc).

Mỗi người dân khi tham gia BHYT sẽ được cấp 1 thẻ BHYT dùng làm căn cứ để xác định các quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia khi đi khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thẻ BHYT sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ khi có hành vi vi phạm.

trong một vài trường hợp, thẻ BHYT sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ khi có hành vi vi phạm. (Ảnh minh họa)

trong một vài trường hợp, thẻ BHYT sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ khi có hành vi vi phạm. (Ảnh minh họa)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật BHYT 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014 quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ BHYT như sau:

Gian lận trong việc cấp thẻ BHYT

Người tham gia bảo hiểm, người nộp danh sách đề nghị tham gia hoặc người tiếp nhận hồ sơ, thực hiện quản lý cấp thẻ là những chủ thể có thể gian lận trong việc cấp thẻ BHYT.

Trong trường hợp này, các hành vi gian lận tương đối đa dạng, chẳng hạn như khai báo gian dối các thông tin của người đề nghị tham gia bảo hiểm y tế, thêm, giảm số lượng người tham gia bảo hiểm y tế để trục lợi…

Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia BHYT

Đối với người tham gia BHYT không tiếp tục đóng hoặc tham gia BHYT hoặc không còn thuộc các trường hợp được tham gia bảo hiểm (đã chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, quá 06 tuổi…) thì bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế nhằm tránh các hành vi gian lận để được hưởng bảo hiểm y tế.

Cấp trùng thẻ bảo hiểm

Là trường hợp cơ quan BHYT có sự nhầm lẫn, sai sót trong việc cấp BHYT dẫn đến việc một người có nhiều hơn 2 thẻ bảo hiểm có cùng giá trị sử dụng trùng nhau. Trường hợp này, chỉ có 01 thẻ được giữ lại, các thẻ bảo hiểm y tế còn lại sẽ bị thu hồi.

3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Bên cạnh đó, thẻo Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 chỉ rõ, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Tất cả những trường hợp thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

b) Tất cả trường hợp thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

c) Tất cả những trường hợp người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.

Kéo theo đó, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh sẽ không được Qũy BHYT hỗ trợ mà phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí. Trước đây, hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT có thể bị phạt tiền lên đến 02 triệu đồng theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay, theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, hành vi này không còn bị xử phạt, nhưng người bệnh cũng sẽ không được hưởng các chế độ về BHYT.

Chính vì vậy, để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng, người dân phải tham gia BHYT, tiến hành gia hạn thẻ nếu thẻ hết hạn sử dụng. Trường hợp lỡ sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ, phải thực hiện thủ tục đổi thẻ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mới nhất.

Trường hợp bị tạm giữ thẻ BHYT

Thẻ BHYT bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác. Người có thẻ BHYT bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 84 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm quy định về sử dụng thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh.

1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có) đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Như vậy, thẻ BHYT sẽ bị thu hồi, tạm giữ trong trường hợp nêu trên. Còn sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám bệnh, chữa bệnh có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments