Thành công với mô hình nuôi con đặc sản trong bể xi măng
Anh Trần Tấn Giang quê ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã thành công chuyển hướng từ việc chăn nuôi gà sang một loại đặc sản khác. Nhờ đó đã giúp anh thu về hơn 2 tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
Ban đầu khởi nghiệp tại quê hương với nghề nuôi gà công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi nghe bạn bè mách nước, năm 2009 anh đã quyết định chuyển hướng nuôi lươn trong bể, dành thời gian nghiên cứu quy trình và đã xây dựng 3 bể nuôi lươn, mua giống để thả nuôi.
Lần đầu tiên, anh Giang đã mua phải lươn đồng không phát triển tốt, điều đó dẫn đến thua lỗ cả về tiền bạc lẫn công sức. Nhưng không nản chí, anh đã tiếp tục công việc nuôi gà để có thể tích lũy vốn, đồng thời tự học hỏi từ sách vở và internet về phương pháp nuôi lươn hiện đại.
10 năm sau, nhận thấy được tiềm năng từ việc bán lươn thương phẩm với giá cao, anh Giang đã tiến hành đầu tư xây dựng một trại lươn chuyên nghiệp có trang bị đầy đủ từ khu vực nuôi lươn bố mẹ và khu ương lươn bột, cho đến hệ thống xử lý nước tiên tiến.
Anh Giang khi đó đã mua một tấn lươn thương phẩm với giá 250.000 VND/kg để có thể chọn lọc giống cho việc nhân giống. Dù lần đầu tư này cũng không mang lại kết quả như mong đợi và kết quả anh đã mất khoảng 250 triệu VND nhưng anh vẫn không bỏ cuộc. Anh tiếp tục mua 60.000 con lươn bột với giá 900 VND/con và sau đó áp dụng các kỹ thuật nuôi lươn mới như nuôi lươn không bùn và không cần giá thể.
Sau gần một năm kể từ khi bắt đầu ương lươn bột, anh đã thành công trong việc sản xuất ra các con lươn giống và lươn thương phẩm chất lượng cao, có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường và cũng lựa chọn được lươn bố mẹ đạt tiêu chuẩn.
Những ưu điểm của mô hình nuôi lươn đặc biệt
Việc loại bỏ giá thể đã giúp việc làm sạch bể trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm được lượng nước sử dụng do không cần phải rửa giá thể. Ngoài ra, việc nuôi lươn mà không cần giá thể là có thể giúp người nuôi dễ dàng quan sát được quá trình lươn ăn và kiểm soát mầm bệnh, đồng thời sẽ giảm thiểu sự xuất hiện của ký sinh trùng trong môi trường sống của lươn cũng như trên mang của chúng. Điều này sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh lở loét nếu như lươn bị trầy xước.
Bể nuôi của mô hình anh Giang được thiết kế với mực nước thấp với thể tích nước ít, điều đó sẽ giúp duy trì sự sạch sẽ của bể nuôi khi nước được thay mới liên tục. Việc thay nước sẽ được thực hiện vào ban đêm, cùng với việc điều chỉnh mức nước chảy vào và ra liên tục trong vòng thời gian 12 giờ, đạt mức thay thế khoảng 200% lượng nước trong bể. Trong ngày, nước trong bể cũng sẽ được thay mới hoàn toàn sau mỗi lần cho ăn.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, anh đã thành công và có được khoản thu nhập ấn tượng với việc bán ra đưpưck 20 tấn lươn thịt mỗi năm trực tiếp từ trang trại của mình. Giá bán lươn dao động từ 110.000 cho đến 120.000 đồng mỗi kilogram. Sau khi trừ đi các chi phí, hiện anh thu về lợi nhuận ròng khoảng hơn 2 tỉ đồng mỗi năm.