Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpSinh bệnh do thói quen trong phòng ngủ

Sinh bệnh do thói quen trong phòng ngủ


Phần lớn mọi người thức dậy vào buổi sáng nhờ âm thanh của đồng hồ báo thức. Lý do là vì nhiều người không thể tự thức giấc đúng giờ. Vì vậy, nhiều người có thói quen đặt báo thức lặp lại nhiều lần, mỗi báo thức cách nhau vài phút để dậy đúng giờ. Tuy nhiên, sau nhiều lần chuông reo và tỉnh dậy rồi lại chìm vào giấc ngủ ngắn, tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề.

Nếu thói quen này thường xuyên lặp lại, con người sẽ thấy rằng mình thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ.


Ảnh minh họa

Bị đánh thức liên tục bởi đồng hồ báo thức có hại cho sức khỏe như thế nào?

Theo thống kê, hơn 20% người dùng đặt nhiều hơn một báo thức. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Harvard (Mỹ), việc đặt báo thức lặp lại nhiều lần cách 5 phút có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể sẽ tự động tiết ra hormone adenosine khiến tăng cảm giác “thèm” ngủ, hormone này có thể khiến suy nhược hệ thần kinh trung ương.

Adenosine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng trong não giúp điều hòa giấc ngủ. Nồng độ adenosine tăng dần khi não thức. Vì vậy, một người càng thức lâu thì họ càng buồn ngủ.

Nồng độ adenosine giảm trong khi ngủ. Caffeine trong cà phê, trà và các loại đồ uống khác ức chế giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể adenosine.

Tương tự, Giáo sư thần kinh hoạc Matthew Walker, Giám đốc Trung tâm khoa học về giấc ngủ tại Trường ĐH California (Mỹ), đã chứng minh thói quen nhấn nút tạm dừng báo thức, đặt báo thức lặp lại nhiều lần có thể gây ra tác động xấu đến tim mạch và gây ức chế hệ thần kinh.

Chuông báo thức reo với âm lượng to lúc đang ngủ sâu, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt cảm giác tiêu cực như tim đập nhanh, giật mình, hốt hoảng. Đồng thời, chuỗi hành động “reo – hẹn” cứ ít phút được lặp lại đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “đánh thức – ngủ” liên tục. Trạng thái này có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, tổn thương chức năng sinh học của bộ não.

Do đó, không nên đặt nhiều đồng hồ báo thức, việc liên tục ngủ thêm vài phút là vô nghĩa. Giấc ngủ chập chờn này chỉ khiến đầu óc thêm uể oải. Ngủ lại sau khi chuông báo thức kêu có thể dẫn đến ngủ sâu và ngủ quên, thường làm rối loạn đồng hồ sinh học.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy hiện nay hầu hết mọi người đặt báo thức bằng điện thoại. Khi đặt điện thoại sát bên người suốt một đêm dài, sóng bức xạ từ điện thoại có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, rụng tóc…, về lâu dài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.


Ảnh minh họa

Làm thế nào để thức dậy một cách tỉnh táo?

Theo các chuyên gia, để thức dậy trong trạng thái sảng khoái vào buổi sáng, dưới đây là những điều mọi người có thể làm.

Trước hết, hãy bắt đầu với giấc ngủ ngon. Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để đánh thức bản thân vào buổi sáng. Nếu ngủ không ngon vào đêm hôm trước, chúng ta rất khó có thể tỉnh táo khi dậy sớm để đi làm vào buổi sáng. Để có một giấc ngủ ngon, nên hạn chế sử dụng đồ công nghệ 30 phút trước khi đi ngủ, không sử dụng chất kích thích hay caffein trước khi đi ngủ, giữ cho không gian sạch sẽ và để phòng tối.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo bản thân có đủ thời gian ngủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể buồn ngủ và mệt mỏi. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc cần thiết, khoảng 7 – 9 tiếng mỗi ngày.

Nếu khó thức dậy vào buổi sáng, mọi người có thể đặt đồng hồ báo thức cách xa giường thay vì đặt ngay bên cạnh khi ngủ. Khi chuông báo thức reo, chúng ta sẽ buộc phải dậy bước tới để tắt đồng hồ báo thức, lúc này cơ thể sẽ dần tỉnh táo.

Ngoài ra, hãy tận dụng ánh sáng bằng cách mở rèm ngay khi thức dậy hoặc thậm chí ngủ qua đêm nhưng vẫn không kéo rèm, để ánh sáng buổi sáng tự nhiên từ từ tràn vào. Ánh sáng sẽ kích thích các tế bào cảm quang trong võng mạc và gửi tín hiệu đánh thức đến não.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments