Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img
HomeKhỏe ĐẹpThấy gì từ vụ người đàn ông gục chết trong phòng gym

Thấy gì từ vụ người đàn ông gục chết trong phòng gym


Nhân viên phòng gym, bao gồm cả HLV có chuyên môn sơ cấp cứu, đã nỗ lực dùng các biện pháp sơ cứu, hô hấp nhân tạo, nhưng cuối cùng người đàn ông không qua khỏi.

Hồi tháng 5, một người đàn ông 32 tuổi tại Ấn Độ cũng đã qua đời sau cơn nhức đầu dữ dội tại phòng gym.

Trong đoạn video từ camera giám sát phòng gym, người đàn ông này đột ngột ôm đầu ngã xuống khi đang tập luyện gắng sức. Ngay lập tức, những người xung quanh đã nhanh chóng giúp anh ngồi thẳng dậy, tiếp nước và đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không thành.

Theo các báo cáo, người đàn ông này đã tập luyện được hơn 10 năm. Anh cũng là một vận động viên quen mặt tại các sự kiện, cuộc thi thể hình tại địa phương.

Những cái chết đột ngột ở sân tập, phòng gym, đường chạy marathon… trước nay vốn không hiếm. Điều này cho thấy việc lắng nghe cơ thể đối với người chơi thể thao, vận động, tập luyện hình thể… là điều tiên quyết để tự cứu lấy mình trước khi quá muộn.

Khi “quả bom” phát nổ

Từ góc độ chuyên môn, bác sĩ chuyên khoa II Trần Anh Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho rằng cần xác định thêm nguyên nhân tử vong của người bệnh, không loại trừ nguyên nhân tập luyện gắng sức hoặc trong người có cồn.

Bác sĩ Vũ cho hay tập gym khi nồng độ cồn trong người quá cao, có thể làm tăng nhịp tim và tuần hoàn máu. Trong quá trình gắng sức khi tập luyện, nhịp tim tăng nhanh quá mức có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ, thậm chí đột tử.

Thêm nữa, nạn nhân có thể mắc các bệnh nền tiềm ẩn chưa được phát hiện như dị dạng mạch máu, tắc nghẽn mạch vành…

“Nếu không phát hiện sớm, các bệnh này sẽ như ‘quả bom nổ chậm’. Khi tập thể dục, cơ thể đột ngột gắng sức, quả bom có thể phát nổ, gây ra tắc hoặc vỡ mạch máu não, dẫn đến đột quỵ, thậm chí đột tử”, bác sĩ Vũ phân tích với Tri Thức – Znews.

Cái chết đột ngột

Trao đổi với Tri Thức – Znews, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cấp cao bộ môn Tim mạch, Đại học Y dược TP.HCM, cho rằng những người tập các môn thể thao gắng sức, phải kiểm tra sức khoẻ trước khi tham gia luyện tập. Thêm nữa, người dân cần luyện tập các bộ môn thể thao phù hợp với lứa tuổi.

“Có nhiều thanh niên nhìn rất khoẻ mạnh, nhưng khi đo tim gắng sức hoặc siêu âm tim thì phát hiện ra bất thường về tim mạch. Nếu những người này không phát hiện ra vấn đề sức khoẻ, vẫn đi tập luyện gắng sức sẽ xảy ra trường hợp đáng tiếc, ngưng tim đột ngột”, PGS Nam cho hay.

Bên cạnh đó, dù người không có bệnh tim hay các bệnh lý khác cũng không nên tập luyện những môn thể thao như đối kháng, tập tạ, gym… trong tình trạng mệt mỏi, bị cảm lạnh, cúm.

Nhiều người có thói quen tập gym mỗi ngày, vào đúng giờ nên khó bỏ. Khi đang bị cảm cúm, hồi hộp, mất ngủ hoặc các bệnh lý khác mà không nghỉ ngơi, vẫn cố tập… điều này có thể dẫn đến đột tử.

Đột tử là tình trạng máu nuôi dưỡng cơ tim bị tổn thương, hay tim đập không đều, viêm cơ tim cấp.

Trong trường hợp nạn nhân đang tập, đột ngột ngất xỉu, ngưng tim ngưng thở thì người xung quanh cần nghiêng bệnh nhân qua một bên để đường thở thông thoáng. Sau đó, một người làm động tác hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

“Trong hồi sức tim phổi, chỉ cần 15 phút mà tim người bệnh không đập lại thì việc sơ cứu đã thất bại, không cần đợi đến 30-40 phút”, PGS Nam nói.

 

Cách hồi sức tim phổi

Chia sẻ về cách hồi sức tim phổi, chuyên gia sơ cấp cứu Tony Coffey, Hiệp hội Cứu hộ Sydney (Australia) hướng dẫn người thực hiện sơ cứu cần làm theo các bước sau:

Đầu tiên, để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng chắc và cân bằng (sàn nhà, mặt đất). Nới lỏng áo dày, chật và trang sức to bản trên ngực của nạn nhân.

Tiếp đến, người sơ cứu quỳ hai chân sát bên hông, để hai bàn tay lồng hoặc chồng lên nhau, trụ bàn tay để vào vị trí ngay giữa ngực người bị nạn (ngay giữa hai núm vú, giữa hai lá phổi), cánh tay thẳng, đùi quỳ thẳng, dùng lực của vùng lưng – bụng, tạo lực ép đè lên giữa ngực họ với nhịp độ ép 100-120 lần/1 phút. Lực ép theo phương thẳng đứng ép sâu xuống 1/3 bề dày lồng ngực người bị nạn.

Sau 30 lần ép tim, người sơ cứu nhanh chóng mở đường thở để thổi 2 hơi đưa oxy vào miệng hoặc mũi người bị nạn, đồng thời cần quan sát lồng ngực họ, nếu lồng ngực có phồng nhẹ khi thổi vào là thổi đúng cách.

Duy trì liên tục thao tác này với chu trình 30 lần ép tim – 2 hơi thổi oxy cho người bị nạn cho đến khi họ tự thở được hoặc đến cơ sở y tế để cấp cứu.

Bên cạnh đó, bác sĩ Trần Anh Vũ khuyến cáo người từ 25 tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có. Mọi người cũng không nên tập luyện khi quá no hoặc quá đói.

Thêm nữa, một số phòng gym mở cửa rất muộn để đáp ứng nhu cầu tập luyện về khuya của nhiều người. Tuy nhiên, việc tập luyện sau 22h có thể dẫn tới nhiều tác hại đối với cơ thể.

Sau 19h, chất dinh dưỡng khi nạp vào sẽ chuyển hóa thành mỡ. Điều này gần như không giúp ích nhiều cho quá trình tăng cơ nếu tập luyện. Ngoài ra, khi tập quá muộn, cơ thể mệt mỏi cũng dễ dẫn đến chấn thương.

Thay vào đó, bác sĩ Vũ khuyến khích mọi người chỉ nên tập luyện vào thời điểm thích hợp trong ngày, vào sáng sớm hoặc chiều tối. Thời gian tập chỉ nên dao động trong khoảng 1 – 1,5 giờ, không nên kéo dài.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments