Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
spot_img
HomeTin mớiThêm đối tượng bắt buộc phải đi đổi CCCD, cố tình giữ...

Thêm đối tượng bắt buộc phải đi đổi CCCD, cố tình giữ lại bị xử phạt nặng


Vì sao đổi thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước?

Thêm đối tượng bắt buộc phải đi đổi CCCD, cố tình giữ lại bị xử phạt nặng

Thêm đối tượng bắt buộc phải đi đổi CCCD, cố tình giữ lại bị xử phạt nặng

Việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước và đổi tên thẻ tương ứng là một trong những nội dung lớn được quan tâm khi dự thảo Luật Căn cước được đưa ra nghị trường.

Sau khi dự thảo Luật Căn cước được tiếp thu, giải trình rõ, đa số đại biểu Quốc hội đã ủng hộ việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ Căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Việc đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước cũng giúp công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự.

Trải qua 8 năm, thẻ Căn cước công dân đã có 3 lần thay đổi. Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2024 có thể sẽ có 4 loại giấy tờ tùy thân cùng có hiệu lực sử dụng, gồm: CMND, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip và thẻ Căn cước.

Riêng với CMND, luật quy định có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Thêm trường hợp đổi thẻ căn cước

Luật Căn cước công dân (đang có hiệu lực) quy định 6 trường hợp công dân được cấp đổi thẻ căn cước công dân.

Cụ thể gồm: khi đến độ tuổi đổi thẻ (25, 40 và 60 tuổi); thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; hoặc khi công dân có yêu cầu.

Trước đây, Luật Căn cước công dân 2014 số 59/2014/QH13 chỉ quy định công dân ở các độ tuổi: 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi mới cần phải đi làm Căn cước công dân (CCCD).

Trước đây, Luật Căn cước công dân 2014 số 59/2014/QH13 chỉ quy định công dân ở các độ tuổi: 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi mới cần phải đi làm Căn cước công dân (CCCD).

Còn theo quy định tại luật Căn cước, công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong 7 trường hợp sau: đến tuổi đổi thẻ (14, 25, 40 và 60 tuổi); có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh; có thay đổi nhân dạng, bổ sung thông tin ảnh khuôn mặt, vân tay, xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra là các trường hợp có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; xác lập lại số định danh cá nhân; hoặc khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

So với luật Căn cước công dân, luật Căn cước bổ sung thêm nhiều trường hợp cấp đổi thẻ căn cước cho người dân. Đáng chú ý là trường hợp cấp đổi khi có sự thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.

Không đổi CCCD theo quy định sẽ bị phạt bao nhiêu?

Căn cước công dân đã hết hạn không đổi sang thẻ căn cước sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Như vậy, công dân có căn cước công dân đã hết hạn không đổi sang thẻ căn cước sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments