Điều hòa hai chiều là nhu cầu của thời hiện đại. Thế nên mùa hè bật chiều lạnh mùa đông thì bật chiều nóng. Nhiều người đã biết mùa hè nên để nhiệt độ 26-28 độ nhưng mùa đông thì sao.
Nhưng nhiều người cho rằng bật nhiệt độ cao thì nhanh ấm phòng nhưng làm sao để đảm bảo an toàn sức khỏe, nhanh ấm và tốt thì không phải ai cũng biết không phải bật càng cao càng tốt.
Những ngày mùa đông mưa lạnh, khi thời tiết hạ nhiệt sâu, việc có điều hòa chiều ấm là rất cần thiết. Nhiệt độ thích hợp của điều hòa mùa đông thường là khoảng 20°C, đây là mức nhiệt tối ưu. Khi đi ngủ, bạn có thể tăng lên khoảng 24 – 25 độ C, thậm chí là 26 độ nếu gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ vì vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời thường sẽ giảm xuống và trở nên lạnh hơn. Tuy nhiên không nên bật điều hòa mùa đông quá cao vì điều nay gây ra chênh lệch nhiệt trong phòng và ngoài trời.
Không phải bật điều hòa càng cao thì sưởi ấm ngày đông càng tốt. Trên thực tế, với nhiệt độ trong nhà, mức nhiệt này là quá nóng, đem lại cảm giác không thoải mái và làm cho da, mắt, miệng của con người cũng sẽ bị khô.
Hơn nữa khi dùng điều hòa chiều ấm để nhiệt độ cao có thể làm quá tải điện nên hỏng hóc thiết bị nhanh hơn, và tốn điện năng. Bạn có biết, khi điều hòa đang bật chế độ ấm, cứ giảm 2 độ C, bạn có thể tiết kiệm hơn 10% điện năng. Vì vậy, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, khuyến nghị cài đặt nhiệt độ điều hòa vào mùa đông nên ở khoảng 20°C là phù hợp nhất. Tất nhiên bạn nên thay đổi mức nhiệt dựa theo nhiệt độ thực tế.
Trong trường hợp thời tiết quá lạnh, xuống dưới 10 độ C, người dùng tốt hơn hết nên sử dụng chế độ sưởi của điều hòa kết hợp với các thiết bị sưởi khác trong nhà như máy sưởi chuyên dụng, quạt sưởi và các biện pháp làm ấm trong nhà khác.
Ngoài ra khi dùng điều hòa nên chú ý một số điều sau để đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe cũng như thiết bị:
Chú ý hướng gió thoát ra: Nên quay hướng gió sao cho không thẳng vào mũi mặt. Nên chỉnh hướng gió chếch lệch đi hạ xuống dưới chẳng hạn hoặc chéo lệch với giường. Điều này giúp chống khô da và tránh tình trạng khô niêm mạc hô hấp. Khi niêm mạc bị khô dễ bị ho, viêm mũi, ngạt mũi, cảm cúm…
Chú ý đến độ ẩm trong nhà: Mùa đông thời tiết hanh khô, nên dùng điều hòa càng hanh khô. Bạn hãy dùng máy tạo độ ẩm, để cân bằng độ ẩm không khí sẽ tránh tình trạng khô da, khô niêm mạc. Khi dùng máy tạo độ ẩm, tốt nhất bạn nên sử dụng nước tinh khiết, vì nước máy khi được nguyên tử hóa sẽ tạo ra một số chất nhất định, khi phun sương vào không khí sẽ gây ô nhiễm và không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, sử dụng nước tinh khiết cho máy tạo độ ẩm là tốt nhất.
Mở cửa sổ thường xuyên để thông gió: Khi sử dụng điều hòa, để tăng nhiệt độ trong nhà nhanh hơn, mọi người sẽ đóng cửa ra vào và cửa sổ, cũng nên chú ý diện tích phòng hẹp sẽ làm ấm nhanh hơn. Tuy nhiên, khi không sử dụng điều hòa, bạn hãy nhớ mở cửa ra vào và cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà. Lưu ý thông gió trong phòng nhằm giúp cho không khí lưu thông, giảm lượng khí CO2 và vi khuẩn.
Vệ sinh lưới lọc thường xuyên: Gió tạo ra bên trong máy điều hòa sẽ bị thổi ra ngoài qua bộ lọc. Nếu bộ lọc của máy điều hòa không được vệ sinh thường xuyên, bụi tích tụ và các chất khác sẽ bị thổi bay theo gió và phát tán vào không khí, gây ô nhiễm môi trường trong nhà.
Mẹo giúp nhà bạn ấm hơn vào mùa đông
Muốn căn nhà ấm hơn khi thời tiết lạnh giá thì nên áp dụng một số mẹo sau
Nên khép cửa để hạn chế gió lùa và hơi lạnh từ ngoài thổi vào, đặc biệt là khi trời tối thì nên hạn chế cửa, Nên tranh thủ lúc trời nắng ráo mở cửa để lưu thông không khí còn ưu tiên khép cửa vào buổi tối.
Trải thêm thảm trên sàn đê bớt lạnh chân.
Dùng ánh sáng đèn vàng trông ngôi hnaf ấm áp hơn
Trang trí ngôi nhà thêm một số màu rực rỡ như vài cái gối ôm màu đỏ, bình hoa đỏ… để tạo cảm giác ấm áp hơn.