Thông thường, khi nghỉ hưu sớm, người lao động sẽ bị trừ 2% mức hưởng lương hưu cho mỗi năm nghỉ sớm, nhưng cũng có một số trường hợp không bị trừ tỉ lệ này. Dưới đây là những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng không bị trừ lương hưu từ 1/7/2025.
Những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng không bị trừ lương hưu từ 1/7/2025
Khoản 2 thuộc Điều 169 của Bộ luật Lao động quy định: “Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ”.
Tuy nhiên, có một số trường hợp người lao động được nghỉ hưu sớm 5 đến 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 thuộc Điều 169 của Bộ luật Lao động.
Theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, với người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều 65 thuộc Luật BHXH năm 2024 thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì mức lương hưu hằng tháng sẽ bị giảm 2%. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới thời gian 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, còn từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Tuy nhiên, đối với người lao động mà đạt điều kiện nghỉ hưu sớm theo quy định tại Điều 64 Luật BHXH năm 2024 thì sẽ không bị trừ tỷ lệ mức lương hưu hằng tháng như trên. Cụ thể:
+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 thuộc Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi đã làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; hoặc đã làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả khoảng thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2021;
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 thuộc Điều 169 của Bộ luật Lao động và có từ đủ thời gian 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo các quy định của Chính phủ;
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do các tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Chính phủ quy định việc hưởng lương hưu đối với những trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc bị mất hồ sơ và các trường hợp đặc biệt khác
Điều chỉnh lương hưu theo luật mới
+ Lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước cũng như quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với các đối tượng có mức lương hưu thấp và đã nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
+ Chính phủ sẽ quy định thời điểm, đối tượng cũng như mức điều chỉnh lương hưu quy định.