Cái ngu “Làm mai”
Theo quan niệm dân gian, làm mai mối được xem là cái ngu đứng đầu trong bốn điều dại dột. “Làm mai” ở đây không phải là một nghề chuyên nghiệp, mà là việc một người đứng ra giới thiệu, se duyên cho hai gia đình quen biết nhau và tiến tới hôn nhân. Ngày xưa, khi chưa có các dịch vụ mai mối hiện đại, việc này chủ yếu được thực hiện dựa trên lòng tốt, thậm chí đôi khi chỉ nhận chút tiền trà nước từ hai bên gia đình.
Tuy nhiên, làm mai không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nếu đôi lứa hạnh phúc, người mai mối có thể nhận lời cảm ơn. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không như mong đợi, xảy ra mâu thuẫn hay đổ vỡ, người làm mai dễ bị trách móc, thậm chí bị đổ lỗi vì “giới thiệu sai người”. Bởi lẽ, họ không thể hiểu hết mọi khía cạnh của hai gia đình, cũng như tính cách thực sự của đôi bên.

Theo quan niệm dân gian, làm mai mối được xem là cái ngu đứng đầu trong bốn điều dại dột.
Có nhiều trường hợp, người mai mối bị cả hai phía chỉ trích, dẫn đến phiền phức không đáng có. Chính vì thế, ông bà ta mới đúc kết rằng: “Làm mai” là một trong những điều dại dột nhất.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, trai gái thường có nhiều cơ hội tự tìm hiểu trước khi tiến tới hôn nhân, và vai trò của người làm mai chỉ mang tính chất hỗ trợ. Dù vậy, việc mai mối vẫn tiềm ẩn những rủi ro, nên người đứng ra kết duyên cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Cái ngu “Nhận nợ”
Điều dại dột thứ hai chính là đứng ra bảo lãnh nợ cho người khác. Khi bảo lãnh, nếu người vay trả nợ đúng hạn, mọi chuyện đều êm đẹp. Nhưng trên thực tế, người vay thường gặp khó khăn tài chính, và khả năng hoàn trả đúng hạn rất thấp.
Khi đó, bạn không chỉ chịu áp lực từ chủ nợ mà còn có thể mất lòng người vay. Nếu không giúp họ trả nợ, bạn có thể bị xem là vô trách nhiệm. Còn nếu đứng ra thanh toán thay, bạn vừa thiệt hại tài chính, vừa cảm thấy bị lợi dụng. Mối quan hệ đôi bên cũng vì thế mà trở nên căng thẳng, thậm chí đổ vỡ.
Vì vậy, người xưa đã nhấn mạnh rằng, bảo lãnh nợ là một hành động dại dột, dễ tự chuốc lấy rắc rối. Không ít trường hợp, người bảo lãnh phải gánh khoản nợ thay cho người khác, dẫn đến mất tiền bạc, mất tình nghĩa và chuốc lấy phiền phức không đáng có.

Điều dại dột thứ hai chính là đứng ra bảo lãnh nợ cho người khác.
Cái ngu “Gác cu”
Từ xưa đến nay, “gác cu” vẫn là một thú vui tao nhã của những người yêu thiên nhiên, nhưng để chơi được trò này, người ta phải bỏ ra không ít công sức, thời gian và tiền bạc. Để bẫy được chim cu, người chơi cần lựa chọn, nuôi dưỡng và thuần hóa một con chim mồi thật tốt. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kinh nghiệm, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi.
Rủi ro lớn nhất của việc gác cu là nhiều khi chẳng bắt được con chim nào, thậm chí con chim mồi cũng có thể bay mất, khiến công sức bỏ ra trở thành vô ích. Điều này khiến người ta ví von rằng, chơi chim cu mà không khéo sẽ thành “ngu”, vì chẳng những mất thời gian mà còn có thể mất cả chim.
Cái ngu “Cầm chầu”
“Cầm chầu” là một phần quan trọng trong nghệ thuật ca trù hay hát ả đào ngày xưa. Người cầm chầu có nhiệm vụ đánh trống để tán thưởng hoặc nhắc nhở nghệ sĩ biểu diễn. Mỗi nhịp trống được xem như một lời khen, chê, góp phần tạo nên sự tương tác trực tiếp giữa người nghe và người hát.
Tuy nhiên, công việc này không hề đơn giản, vì lời nhận xét của người cầm chầu có thể khiến ca nương hoặc kép đàn không hài lòng. Nếu khen thì không sao, nhưng nếu chê, rất dễ làm mất lòng người khác, thậm chí gây ra xích mích. Hơn nữa, để được cầm chầu trong những buổi hát hay, người ta thường phải bỏ ra nhiều tiền bạc.
Chính vì thế, ông bà ta cho rằng “cầm chầu” là một việc dễ mang lại phiền phức. Dù có kiến thức về nghệ thuật hay không, tốt nhất vẫn nên tránh xa, để không vô tình vướng vào những chuyện không hay.