Chủ Nhật, Tháng mười 6, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹTrẻ đòi đủ thứ mới đi học: Nên chiều cho xong chuyện...

Trẻ đòi đủ thứ mới đi học: Nên chiều cho xong chuyện hay kiên quyết nói không?


Những món đồ chơi, quần áo hay đồ dùng mới hơn, bắt mắt hơn hoặc giá trị hơn luôn dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, dù sở hữu bao nhiêu đi chăng nữa, trẻ nhỏ cũng có thể không bao giờ hài lòng. Điều này khiến trẻ hình thành thói quen đòi hỏi cha mẹ khi muốn có một thứ gì đó.

Vì vậy, cha mẹ cần giúp con mình học cách hài lòng với những gì mình đag có, tránh bị cám dỗ bởi vật chất về sau.

Cha mẹ nên học cách hài lòng trước tiên

Việc nuôi dạy những đứa trẻ biết ơn và biết hài lòng với những gì mình có bắt đầu từ bố mẹ.

Một cách thiết thực để cha mẹ làm gương cho con về sự hài lòng là nói cho chúng biết cha mẹ đang cảm thấy biết ơn về điều gì.

Chẳng hạn, thay vì than vãn trước mặt con khi phải di chuyển trong trời mưa, hãy nói với con rằng: “Thật tiếc là hôm nay trời mưa, nhưng bố mẹ rất biết ơn vì chúng ta có ô và ủng đi mưa!”.


Ảnh minh họa

Khuyến khích nói lời cảm ơn

Hãy chủ động khuyến khích con nói lời cảm ơn. Khi cha mẹ làm điều gì đó cho con hoặc tặng con một món quà đặc biệt, hãy khuyến khích con nói “cảm ơn”. Ngay cả khi ban đầu điều đó không chân thành mà do bị cha mẹ yêu cầu thì câu “cảm ơn” cũng sẽ giúp con điều chỉnh lại suy nghĩ và nghĩ đến người khác ngoài bản thân.

Bên cạnh một số hoạt động vui nhộn, thiết thực để cha mẹ dạy con về sự hài lòng và lòng biết ơn, các chuyên gia giáo dục cũng gợi ý một cách để trẻ biết ơn những gì đang có.

Theo đó, mọi thành viên trong gia đình viết hoặc vẽ điều gì đó mà họ biết ơn vào mỗi ngày trong tháng và đặt mảnh giấy vào lọ. Ngày cuối tháng, hãy lấy tất cả các tờ giấy đó ra và cùng nhau đọc, sau đó dành chút thời gian để cảm ơn nhau.

Học cách kiểm soát ham muốn

Nếu con có thói quen ăn kẹo mỗi ngày sau giờ học hoặc bất cứ khi nào con muốn, con sẽ trở thành “nô lệ” cho cảm giác thèm ăn.

Nhưng nếu con không được dạy cách kiểm soát ham muốn và thoải mái với những gì mình đang có, con dễ hình thành lối sống buông thả trong tương lai.

Vì vậy, dù có khả năng đáp ứng yêu cầu của bé nhưng bạn không nên vội vã thỏa mãn bé ngay, thay vào đó, nên để bé có cơ hội phải thực hiện được một hành vi tốt mới có được thứ bé muốn.

Khi đòi hỏi từ bé vượt ngoài tầm kiểm soát, cha mẹ nên từ chối. Để lời nói “không” có hiệu lực, phụ huynh cần kiên định nói “không”, dù bé mè nheo và giải thích cho bé lý do tại sao cha mẹ nói “không” để bé không ấm ức.


Ảnh minh họa

Hạnh phúc với những điều nhỏ bé

Niềm vui này được nuôi dưỡng bằng những lời khen ngợi của cha mẹ khi con “thành công” trong việc không để mình bị lôi kéo vào cơn cám dỗ như đồ chơi đẹp trong siêu thị hay ăn kẹo trước khi đi ngủ cũng như khi con “thành công” trong việc chia sẻ với người khác, trong việc nói những điều tốt đẹp với anh chị em mình.

Bằng cách không nhượng bộ những thú vui nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta dạy trẻ hạnh phúc với con người mình và với những gì mình có. Phụ huynh cũng rèn luyện ý chí của con, và với điều này, con sẽ học cách xây dựng hạnh phúc của mình.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments