Như chúng ta đều biết, ngoài IQ thì EQ cũng là yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của một người. Trong đó, những người có chỉ số EQ cao được xem là dễ đạt được thành công hơn, nhiều người quý mến. Vì vì vậy, để trẻ lớn lên và trở thành người có kỷ luật và sống có trách nhiệm, EQ cao thì ngay khi còn nhỏ bố mẹ cần uốn nắn và dạy dỗ, đặc biệt là phép lịch sự trong bữa ăn. Có những quy tắc, những phép lịch sự hay những hành động rất nhỏ xoay quanh việc ăn uống nếu trẻ không được uốn nắn kịp thời sẽ ý sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Trẻ có những hành vi sau đây khi ăn có thể là dấu hiệu của EQ thấp, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh để tránh trẻ hình thành tính cách và thói quen xấu, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai về sau.
Đợi bố mẹ dỗ dành mới chịu ăn – “Mẹ phải đút con mới ăn”
Thực tế, khi được khoảng 2 tuổi, trẻ đã có thể tự ăn bằng đũa hoặc thìa mà không cần các thành viên trong gia đình tập cho trẻ làm quen. Nếu bố mẹ vội vàng, sốt ruộ muốn con ăn được nhiều được nhanh mà xúc cho con, chiều theo ý của con thì lâu dần trẻ sẽ quen dần với chính thói quen xấu mà cha mẹ tạo ra cho chúng.
Với thói quen này, các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con. Nếu mẹ cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc hoặc bối rối không biết xử trí, hãy đảm bảo con ở tình trạng an toàn và ra ngoài thư giãn một chút. Sau khi tâm trạng ổn định hơn, mẹ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.
“Món này là của con, không ai được ăn!”
Với người Việt, ông bà cha mẹ luôn dành cho bé sự quan tâm đặc biệt, điều đó tưởng chừng như vô hại nhưng vô tình lại không tốt với trẻ nhỏ. Trên bàn ăn, bé luôn được nhường lại món ngon nhất, phần ngon nhất. Sự yêu thương đặc biệt đó dần được trở thành thói quen cho trẻ. Hễ cứ ngồi vào bàn ăn là yêu cầu được có phần ăn ngon nhất, ăn theo ý muốn của mình mà không cần biết các thành viên còn lại sẽ như thế nào. Nhiều trẻ sẽ khư khư ôm lấy đĩa đồ ăn mà chúng thích, thậm chí gào khóc ăn vạ khi có ai lấy đi 1 phần đồ ăn có trong đó. Có những trẻ vì tâm lý sợ bị ăn hết nên đã gắp đầy bát của mình, hoặc ăn liên tục đồ mình thích vì sợ mọi người ăn mất.
Thậm chí nhiều trẻ sẽ lấy hết thức ăn dù cho có ăn không hết thì cũng không có ý muốn chia sẻ đồ ăn đó với bất kỳ ai. Hơn nữa, nếu các thành viên trong gia đình chiều chuộng trẻ lâu ngày không có giới hạn, để trẻ muốn làm gì thì làm, tự cao tự đại, sẽ dẫn đến việc con cái sau này có tính chiếm hữu rất lớn. Các chuyên gia nhận định, đây là dấu hiệu điển hình của việc EQ kém, trẻ sẽ khó thành đạt, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, có thể tạo ấn tượng xấu với khách hàng, đối tác nếu giữ nếp sống và tính cách này. Đồng thời, một đứa trẻ luôn suy nghĩ tất cả những điều tốt đẹp nhất pahir là của mình, bố mẹ phải phục vụ con cái một cách vô điều kiện, như thế khi lớn lên, sẽ vẫn dùng thói quen cũ để đổ lỗi cho bố mẹ. Ví như: không tìm được việc làm tốt, đó là lỗi của bố mẹ, không mua được nhà riêng, đó là lỗi của bố mẹ…
Vậy nên, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên học cách dùng tình yêu thương của mình đúng chỗ, dạy con biết chia sẻ và đồng cảm với người khác từ những điều nhỏ nhất.
Bố mẹ cũng nên dạy trẻ việc không được chê đồ ăn mà người khác đã làm cho mình kể cả món đó cảm thấy không vừa miệng cho lắm, và nên biết nói lời cảm ơn những người đã nấu bữa ăn cho mình.
“Con ăn trước đây!”
Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất tôn trọng lễ nghi, hầu hết từ nhỏ chúng ta đều được bố mẹ dạy phải biết tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình, đặc biệt trong việc ăn uống. Tuy nhiên thời hiện đại ngày nay, một số phụ huynh vì nuông chiều con nên chẳng cần phải đợi mọi người đông đủ vào bàn thì đã tùy tiện ăn uống. Lâu dần, tạo thói quen xấu cho con. Trẻ cứ đến bữa, không cần đợi ai mà chỉ thông báo: “Con ăn trước đây!” là ngồi ăn thoải mái. Thói quen này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn bố mẹ nghĩ. Khi trưởng thành đi làm, nếu để lại cho người khác ấn tượng đầu tiên không tốt sẽ rất khó tồn tại được lâu dài về sau, thậm chí còn có thể bị xem là EQ kém.
Vì vậy, ngay từ khi con nhỏ, bố mẹ nên dạy con khi bắt đầu bữa cơm, hãy mời mọi người dùng bữa, đây chính là phép lịch sự tối thiểu mà bất kì ai cũng phải biết. Trong trường hợp được mời đến nhà người khác dùng bữa, hãy để chủ nhà gắp đồ ăn trước, trừ trường hợp chủ nhà chủ động đề nghị gắp trước. Hành động nhỏ này thể hiện sự tôn trọng dành cho chủ nhà. Không nên xem bàn ăn như một bữa ăn đơn giản, biểu hiện khi ăn cũng có thể tiết lộ phẩm chất và sự tu dưỡng, đồng thời nó cũng sẽ tiết lộ trí tuệ cảm xúc của một người.