Chủ Nhật, Tháng mười 6, 2024
spot_img
HomeCuộc sống"Tứ đại mỹ nhân" làm khuynh đảo lịch sử Trung Quốc là...

“Tứ đại mỹ nhân” làm khuynh đảo lịch sử Trung Quốc là những ai?


Dưới đây là “Tứ đại mỹ nhân” làm khuynh đảo lịch sử Trung Quốc:

Tây Thi (khoảng thế kỷ 7 – 6 TCN)

Theo SCMP, truyền thuyết kể rằng Tây Thi là người nước Việt, lớn lên thời Xuân Thu (770 – 481 TCN). Nàng sống trong thời kỳ loạn lạc của lịch sử Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của một vương triều.

Tây Thi nổi tiếng xinh đẹp trong lịch sử Trung quốc. (Tranh minh họa)

Tây Thi nổi tiếng xinh đẹp trong lịch sử Trung quốc. (Tranh minh họa)

Thời đó, Ngô vương Phù Sai kéo quân chinh phạt nước Việt. Việt vương Câu Tiễn bại trận, lui về núi Hội Kê (nay thuộc tỉnh Chiết Giang), phải giao vợ cho Ngô vương làm con tin để xin hòa.

Sau đó, triều thần nước Việt muốn dùng mỹ nhân kế tiêu diệt Ngô vương. Họ chọn Tây Thi xinh đẹp để dạy ca hát, nhảy múa… Sau khi tiến cung, nàng nhanh chóng trở thành phi tần được vua yêu thích nhất. Nhà vua mê luyến Tây Thi, bỏ bê triều chính.

Phù Sai bất chấp tất cả xây cung điện tốn kém cho Tây Thi, khiến tài lực nước Ngô suy yếu. Nhân cơ hội, nước Việt tấn công nước Ngô, giành lại chính quyền.

Truyền thuyết kể rằng Tây Thi phải chịu sự giằng xé giữa tình yêu với Phù Sai và lòng trung thành với quê hương. Cuối cùng, nàng chọn cách tự sát để kết liễu đời mình.

Vương Chiêu Quân (khoảng năm 50 TCN)

Vương Chiêu Quân lớn lên trong một gia đình quý tộc vào thời Tây Hán (206 TCN – 9 SCN), sở hữu nhan sắc xuất chúng, tinh thông đàn tì bà – một nhạc cụ đặc trưng của Trung Quốc.

Vương Chiêu Quân sở hữu nhan sắc xuất chúng, tinh thông đàn tì bà. (Tranh minh họa)

Vương Chiêu Quân sở hữu nhan sắc xuất chúng, tinh thông đàn tì bà. (Tranh minh họa)

Hán Nguyên đế chọn cung tần thị tẩm dựa trên những bức họa. Thời đó, Vương Chiêu Quân không hối lộ họa sĩ giống các phi tần khác nên bị cố tình vẽ xấu, Hoàng đế nhiều lần bỏ qua.

Trong thời gian này, triều đình phải đấu tranh để duy trì hòa bình với các bộ lạc du mục phương Bắc. Thủ lĩnh tộc Hung Nô là Hồ Hàn Tà muốn liên hôn với một công chúa của Hán Nguyên đế để kết giao quan hệ.

Hán Nguyên đế không muốn gả con gái đi, bèn lập kế hoạch tìm người xấu nhất hậu cung làm thế thân. Người đó tình cờ là Vương Chiêu Quân.

Trong ngày hôn lễ, Hoàng đế bị bất ngờ và say đắm trước nhan sắc của Vương Chiêu Quân, cũng hối hận về quyết định của mình nhưng không thể làm gì khác. Nàng bất đắc dĩ trở thành vật hi sinh vì hòa bình đất nước.

Điêu Thuyền (thế kỷ thứ 2)

Theo SCMP, Điêu Thuyền là người có xuất thân bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc. Tên thật của nàng không được nhắc tới. “Điêu Thuyền” chỉ là một nghệ danh, chỉ món đồ trang sức bằng ngọc bích với quần áo xa xỉ làm từ lông chồn.

Điêu Thuyền là một kỹ nữ và Lã Bố lại đem lòng yêu Điêu Thuyền. (Tranh minh họa)

Điêu Thuyền là một kỹ nữ và Lã Bố lại đem lòng yêu Điêu Thuyền. (Tranh minh họa)

Ghi chép lịch sử cho thấy Điêu Thuyền là một kỹ nữ xinh đẹp, hoặc làm nghề bán nghệ mua vui cho một quyền thần khét tiếng là Đổng Trác (140 – 192), người nổi danh tàn bạo với dã tâm trở thành Hoàng đế thời Đông Hán (25 – 220). Hắn dựa nhiều vào người con trai nuôi tài giỏi là Lã Bố.

Không may, Lã Bố lại đem lòng yêu Điêu Thuyền. Lo lắng bị cha nuôi phát hiện, năm 192, Lã Bố ám sát Đổng Trác. Cũng nhờ đó, nhà Đông Hán mới không rơi vào kết cục suy vong dưới tay bạo thần ngang ngược.

Dương Quý Phi (719 – 756)

Dương Quý Phi sống trong thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Đường (618 – 907). Nàng là phi tần được Huyền Tông đế (trị vì năm 712 – 756) vô cùng sủng ái. Nhờ đó, các thành viên trong gia đình nàng cũng được thăng chức, giữ trọng trách lớn trong triều.

Dương Quý Phi phi tần của nhà Đường. (Tranh minh họa)

Dương Quý Phi phi tần của nhà Đường. (Tranh minh họa)

Trong đó, An Lộc Sơn được Dương Quý Phi tiến cử nắm giữ đội quân 200.000 người, cuối cùng âm mưu chống lại Hoàng đế. Quân của An Lộc Sơn chiếm kinh đô Trường An, buộc Hoàng đế phải chạy trốn. Lúc này, hoàng tộc thất vọng, đổ lỗi cho Dương Quý Phi mê hoặc Huyền Tông đế, khiến ông lơ là việc nước.

Đội cận vệ hoàng gia thề không bảo vệ triều đại nhà Đường khi Dương Quý Phi còn sống. Do đó, Hoàng đế buộc phải ban lệnh xử tử nàng và anh họ của nàng.

Sau này, con trai của Huyền Tông đế giành lại ngai vàng, khôi phục triều đại nhà Đường, đón cha về cung. Theo truyền thuyết, Huyền Tông cho vẽ một bức tranh về Dương Quý Phi, treo ở căn phòng nhỏ trong cung, thường xuyên đến đó tưởng nhớ nàng.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments