Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
spot_img
HomeCuộc sốngVì sao từ năm 2025 đến 2032, chỉ có ngày 29 mà...

Vì sao từ năm 2025 đến 2032, chỉ có ngày 29 mà không có ngày 30 Tết Âm lịch?


Theo Lịch vạn niên, năm Quý Mão 2023 (năm âm lịch) kết thúc vào ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 30/12 âm lịch), năm Giáp Thìn 2024 chỉ có ngày 29 tháng Chạp. Từ năm 2025 đến 2032, tháng Chạp cũng chỉ có 29 ngày. Phải đến năm 2033, chúng ta mới “gặp lại” ngày 30 tháng Chạp, tức 30 Tết.

Lý giải về hiện tượng này, ThS Trần Tiến Bình, nguyên cán bộ Ban Lịch Nhà nước, sau này là Phòng Nghiên cứu lịch, Trung tâm Thông tin Tư liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, ngày mùng 1 âm lịch là ngày trái đất, mặt trăng, mặt trời nằm trên cùng một đường thẳng. Khi đó, mặt trăng sẽ quay nửa tối về phía trái đất. Người xưa thường gọi ngày này là ngày không trăng hoặc ngày Sóc. Điểm Sóc (tức là thời điểm trái đất, mặt trăng, mặt trời thẳng hàng với nhau) rơi vào ngày nào (ở bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày) thì ngày đó được coi là ngày mùng 1 âm lịch.

Một tháng âm lịch chính là khoảng cách giữa hai ngày Sóc. Độ dài tháng âm lịch sẽ thay đổi trong khoảng 29,27 ngày đến 29,84 ngày, trung bình là 29,53 ngày. Để tiện tính toán, các nhà làm lịch đã làm tròn thành 29 ngày và 30 ngày. Trong đó, tháng có 29 ngày được gọi là tháng thiếu, tháng có 30 ngày được gọi là tháng đủ.

Điều này dẫn đến hiện tượng không phải năm nào tháng Chạp cũng có 30 ngày.

Không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết.

Không phải năm nào cũng có ngày 30 Tết.

Việc tính toán chuyển động của các thiên thể rất phức tạp, đặc biệt là với mặt trăng do nó chịu ảnh hưởng nhiễu loạn từu sức hút từ mặt trời, trái đất và các hành tinh khác. Do hình dạng khối cầu không đều của trái đất và mặt trăng nên thời gian giữa hai ngày sóc cũng không đồng đều giữa các tháng.

Việc thống kê các tháng 12 âm lịch có đủ 30 ngày được đánh giá là không có ý nghĩa gì. Tháng thiếu, tháng đủ phụ thuộc vào sự tính toán chính xác ở từng thời điểm cụ thể. Ví dụ như các năm 2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 đều có ngày 30/12 âm lịch. Trong khi đó, năm 2022, tháng 12 âm lịch chỉ có 29 ngày. Sang đến năm 2023, tháng Chạp lại là tháng đủ.

Ví dụ, ngày 31/12/1967 tức là ngày mùng 1 tháng Chạp. Điểm Sóc của ngày này là 23h29 ngày 29/1/1968 theo giờ Việt Nam. Tức là tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Trong khi đó, từ 0h29 của ngày 30/1 (tức ngày mùng 30 tháng 12 âm lịch) 1 ngày.



Theo Phunutoday

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments