Chủ Nhật, Tháng mười hai 1, 2024
spot_img
HomeLàm Cha MẹXử lý thế nào khi ông bà nuông chiều cháu quá mức?

Xử lý thế nào khi ông bà nuông chiều cháu quá mức?


Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý Singapore, việc nuôi dạy trẻ trong môi trường gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống sẽ trở nên dễ dàng và có tác động rất tích cực tới quá trình phát triển của thế hệ trẻ khi chúng ta hiểu và cảm thông với tâm lý của người lớn tuổi.

Thực tế, với nhiều người, quáng thời gian được ở bên ông bà là điều tuyệt vời trong ký ức tuổi thơ bởi ông bà luôn yêu thương, chiều chuộng và bao bọc cháu nhiều nhất có thể.

 

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có một điều các bậc phụ huynh phải thừa nhận, đôi khi sự nuông chiều của ông bà chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hư. Bên cạnh đó, nhiều ông bà không tôn trọng cách dạy nuôi con của bố mẹ, luôn cố gắng dành cháu về phía mình và phản đối ý kiến.

Ông bà nuông chiều cháu quá mức luôn là việc khó xử lý bởi họ thường xuất phát từ sự yêu thương và không thấy được hậu quả đang làm hư cháu mình. Là cha mẹ của trẻ, đồng thời là con của các bậc ông bà, bạn đương nhiên không muốn con hư, cũng không muốn là đứa con hỗn láo với bố mẹ. Do đó, theo các chuyên gia tâm lý, có những cách sau đây các bậc phụ huynh có thể thực hiện để giải quyết vấn đề này.

Chia sẻ thẳng thắn và cùng tìm ra giải pháp

Dù là cha mẹ hay ông bà cũng đều mong muốn điều tốt nhất cho con trẻ. Do đó, hãy giúp bố mẹ hoặc bố mẹ chồng/vợ của bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề mà họ có thể vô tình tạo ra khi nuông chiều trẻ quá mức.

Chẳng hạn, bạn nên chia sẻ để bố mẹ hiểu rằng không nên cho trẻ ăn quá nhiều kẹo hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, có thể khiến trẻ khó ngủ.

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn khó có thể ngăn chặn hoàn toàn việc ông bà nuông chiều cháu, vì vậy việc chỉ yêu cầu họ dừng lại sẽ không hiệu quả. Nói những lời như “Ông bà không được làm như vậy”, “Ông bà không hiểu gì cả”… không mang lại lợi ích, trái lại, còn khiến tình cảm gia đình sứt mẻ.

Xem thêm  Trẻ nhốt mình trong phòng cả ngày: Biết 6 nguyên nhân để đưa ra 3 cách xử lý

Thay vào đó, nên trao đổi với họ một cách kiên nhẫn, vì việc này đòi hỏi cần một quá trình chứ không chỉ là cuộc trò chuyện một lần. Cha mẹ cùng ông bà nên cùng thảo luận về quy tắc nuôi dạy con cái của mỗi người và thuyết phục họ thực hiện theo quy tắc đó để tránh tình trạng “cha mẹ dạy một đằng, ông bà nói một nẻo”.

Ví dụ, thay vì yêu cầu ông bà không cho trẻ ăn kẹo, bạn có thể đề xuất ông bà cho cháu ăn đồ ngọt vào một thời gian khác, tránh xa giờ ngủ.

Ảnh minh họa

Không bị trẻ hay ông bà “thao túng”

Khi cha mẹ nói “Không” với đứa trẻ được ông bà chiều, chúng sẽ chuyển sang mè nheo, khóc lóc với ông bà để đạt được mục đích. Điều này được gọi là “phép tam giác”, trong đó ông bà đồng ý với bất cứ điều gì trẻ muốn mà cha mẹ chúng từ chối. Thậm chí, để bảo vệ cháu, ông bà còn quay ra trách móc ngược các con.

Tuy nhiên, đừng thỏa hiệp chỉ vì ngại đối đầu với ông bà. Trong trường hợp này, nên nhẹ nhàng thuyết phục ông bà nhìn nhận câu chuyện từ phía bạn và để họ tôn trọng thẩm quyền của bạn.

Tốt hơn nữa, hãy để ông bà truyền lại thông điệp cho trẻ rằng nếu cha mẹ đã nói “Không” thì họ không thể nói “Có”.

Linh hoạt thay vì cứng nhắc

Không phải tình huống nào cũng nghiêm trọng đến mức tạo nên những cuộc chiến giữa các thế hệ trong gia đình. và không phải lúc nào việc cứng rắn trong phương pháp nuôi dạy con cũng đạt hiệu quả.

Ông bà nuông chiều cháu theo nhiều cách, từ việc liên tục mua cho chúng đồ chơi, cho chúng ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc thiết bị điện tử, cho phép chúng thức quá giờ đi ngủ. Tuy nhiên, hãy cân nhắc xem liệu sự nuông chiều đó có đáng để gây tranh cãi hay không, đặc biệt nếu ông bà không thường xuyên gặp cháu. Đôi khi, bạn cũng nên cho phép họ thỉnh thoảng nuông chiều trẻ miễn là họ tôn trọng những quy tắc quan trọng nhất của bạn.

Xem thêm  Cha mẹ thương con kiểu này thì tương lai mịt mờ, nhiều người mắc sai lầm mà không biết

Trong một số trường hợp, nếu ông bà cứ muốn chiều cháu, bạn lại không muốn con bị hư, hãy hướng tới các giải pháp thay thế. Ví dụ, nếu ông bà muốn cho cháu mua đồ chơi đắt tiền, bạn có thể đề nghị họ cho cháu một khoản tiền để tiết kiệm, hoặc tài trợ cho các lớp học bơi hoặc múa của trẻ, hay chi trả những thứ cần thiết hữu ích như quần áo, giày dép hay đồ dùng học tập.

Ảnh minh họa

Tôn trọng ông bà

Dù có xảy ra bất đồng thì sự thật là ông bà trước hết là bố mẹ của bạn, vì vậy đừng nặng lời với họ, đặc biệt là trước sự chứng kiến của các cháu. Việc nhìn bố mẹ mình tranh cãi với ông bà có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, đôi khi có thể khiến trẻ nảy sinh suy nghĩ rằng con cái lớn tiếng với cha mẹ là hoàn toàn bình thường.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý mỗi nhà đều có những quy tắc khác nhau và các quy tắc ở nhà ông bà có thể khác quy tắc ở nhà bạn. Nếu con sang nhà ông bà chơi, hãy để ông bà được chăm chút chúng theo cách của họ. Hãy hiểu rằng không phải lúc nào trẻ cũng ở đó, và khi ở nhà với bạn, chúng hoàn toàn tuân thủ những quy định bạn đưa ra. Bằng cách này, mọi người đều hạnh phúc, trẻ cũng gắn kết ông bà theo cách đặc biệt hơn.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments