Những lý do khiến trẻ “mê” đồ hiệu
Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, chúng ta nằm trong top 3 thế giới (cùng với Trung Quốc, Ấn Độ) về mức độ yêu thích hàng hiệu. Các chuyên gia tâm lý nhìn nhận niềm mê thích hàng hiệu của giới trẻ phần nào do cha mẹ định hình.
Trẻ em cũng giống như người lớn. Một số trẻ rất nhạy cảm với thương hiệu, trong khi một số khác lại hoàn toàn thờ ơ. Thái độ của một đứa trẻ đối với một thương hiệu phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ chúng.
Đồng nghiệp của tôi là tín đồ của các thương hiệu xa xỉ. Mỗi lần trò chuyện với cô ấy, tôi đều nghe thấy tên của nhiều thương hiệu lớn kiểu như: “Hôm qua mình được chồng tặng một chiếc túi Dior”; “Mình vừa phải thay chiếc pin đồng hồ Cartier, giá siêu đắt”; “Khi nào có lương mình sẽ mua một bộ váy Chanel”,…
Cô ấy còn kể về cậu con trai 5 tuổi đã mê đồ hiệu: “Con mình chỉ đi giày Nike, bữa trước sinh nhật nó được tặng một đôi Adidas nhưng không chịu đi”.
Sự hiểu biết ban đầu của một đứa trẻ về thương hiệu xuất phát từ cha mẹ hoặc những người mà trẻ ở cùng.
Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi gia đình, niềm đam mê đột ngột của một đứa trẻ đối với thương hiệu nào đó cũng có thể xuất phát từ sự ngưỡng mộ hoang tưởng của trẻ.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ thích một người nổi tiếng hoặc vận động viên nào đó, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi cách ăn mặc và đồ dung của người chúng thần tượng.
Cho dù vì lý do gì, đứa trẻ có cảm xúc đặc biệt với một thương hiệu nào đó, điều cha mẹ phải làm không phải là ngăn cản trẻ một cách thô lỗ mà là hướng dẫn trẻ hiểu thương hiệu một cách chính xác.
Phụ huynh nên làm gì khi con muốn mua những đôi giày đắt tiền?
Trẻ có thể thích màu sắc và kiểu dáng của đôi giày, hoặc có thể vì bạn cùng lớp có chúng nên trẻ cũng muốn sở hữu. Điều này dựa trên sự so sánh. Lý do để trẻ muốn thích là để trẻ biết rằng mình có quyền mua thứ mình thích, nhưng chỉ khi đó là thứ mình thực sự thích chứ không phải vì so sánh hay tôn thờ mù quáng.
Con bạn muốn sở hữu một đôi giày bóng đá giống như thầy giáo dạy thể dục vì thầy chơi bóng rất ngày. Bạn nên nói với con rằng thầy giáo thể dục ngầu vì thầy đã tập luyện lâu năm chứ không phải vì đôi giày thể thao.
Hướng dẫn trẻ có quan niệm và giá trị tiêu dùng đúng đắn
Nếu một đứa trẻ có thiện cảm với một thương hiệu nào đó hoặc muốn mua một đôi giày thể thao đắt tiền thì đó không phải là hành vi xấu, miễn là nó nằm trong khả năng chi trả của gia đình.
Nếu đôi giày mà đứa trẻ muốn rõ ràng là vượt quá khả năng chi trả, trẻ có thể phải đánh đổi một số thứ như giảm ăn vặt, không mua quần áo, đồ chơi khác hay phải đạt được điểm cao,…
Bằng cách đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách có điều kiện, trẻ có thể hiểu rằng tiêu dùng là một sự đánh đổi. Trẻ có thể theo đuổi những gì mình muốn nhưng cũng sẽ phải trả một cái giá nhất định cho điều đó.
Trẻ em cũng có vòng tròn xã hội nhỏ của riêng mình, và chúng có thể đánh mất chính mình trong việc theo đuổi hình dáng bên ngoài. Điều chúng ta cần làm là để trẻ hiểu rằng sự hỗ trợ từ bên ngoài như quần áo hàng hiệu không bằng sự trau dồi nội tâm và khí chất.
Bản thân mỗi món hàng hiệu đều có giá trị sử dụng riêng và hoàn toàn phù hợp với người có thu nhập tương xứng. Hàng hiệu không có lỗi, vấn đề không ổn xảy ra khi trẻ nhầm lẫn, xem hàng hiệu là thước đo giá trị con người. Chỉ cần mua lấy, phủ lên, đắp lên người là hẳn có đẳng cấp, phong cách, là giá trị bản thân được nâng cao.
Trẻ cũng dễ nghĩ lệch rằng, chọn sự hào nhoáng để xây dựng tình bạn. Những đứa trẻ chạy theo sự hào nhoáng thực ra dễ nghi ngờ, sợ hãi, bất an. Đặc biệt, khi kinh tế gia đình sa sút, hay bị cắt nguồn để thể hiện, phô trương, trẻ dễ suy sụp, tự ti, bế tắc, mất bạn bè, mất phương hướng.