Cây cỏ ngọt có tên tiếng Anh là Stevia rebaudiana. Đây được biết tới là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Loại cây này có đặc điểm như sau:
Chiều cao và hình dạng: Chiều cao của cây rơi vào khoảng 30 đến 80 cm. Nó có thể phát triển thành cây bụi hoặc cây thảo mọc thẳng đứng với các cành nhánh.
Lá: Lá của cây cỏ ngọt có hình mũi mác hoặc hình bầu dục, có màu xanh đậm. Chúng có thể dài từ 2 đến 3 cm và có lõi và gân lá rõ ràng.
Hoa: Cây cỏ ngọt có hoa màu trắng ngà.
Tính ngọt tự nhiên: Lá của cây cỏ ngọt chứa các hợp chất gọi là steviol glycosides, những hợp chất này tạo ra hương vị ngọt tự nhiên mà không chứa calo. Đây là lý do tại sao chiết xuất từ lá cây này được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên thay thế đường hiện nay.
Sinh trưởng và điều kiện thích hợp: Loại cây này thường được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu ôn đới, nhiệt đới và cần đủ ánh nắng để phát triển.
Trong cỏ ngọt có chứa steviol nhưng là chất ngọt tự nhiên, không có năng lượng và được chứng minh rất tốt cho người muốn giảm cân, bị huyết áp hay mắc tiểu đường.
Loại cỏ phơi khô, pha nước trà uống tốt cho sức khỏe.
Cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cỏ đường, cỏ mật… được trồng nhiều ở một số tỉnh phía Bắc nước ta. Đây là loại cây được sử dụng như một loại trà, nấu nước uống, thêm vào các món ăn để tạo vị ngọt tự nhiên và được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Giá bán mỗi kg cỏ ngọt phơi khô khoảng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/kg.
Lợi ích tốt cho sức khỏe của cỏ đường
Cỏ ngọt đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là an toàn và được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm thay cho đường hóa học. Những tác dụng tốt cho sức khỏe của cỏ đường có thể kể đến:
Phòng ngừa tăng huyết áp
Các nhà khoa học về Y học đã có nghiên cứu dưới sự tác động của stevioside (hợp chất trong cỏ ngọt) tiêm vào tĩnh mạch ở chuột tăng huyết áp tự phát. Kết quả nhận về cho thấy tác dụng hạ huyết áp trên cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Điều này còn dựa trên liều lượng tiêm tĩnh mạch là 50, 100 hay 200 mg/kg. Tác dụng hạ huyết áp có thể kéo dài đến 60 phút với liều 200 mg/kg.
Bên cạnh đó, một số glycoside khác có trong cỏ đường còn có lợi ích làm giãn mạch, tăng chức năng tiểu tiện. Đồng thời tạo điều kiện thải natri ra bên ngoài cơ thể, giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch.
Hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Tác dụng tích cực tiếp theo của cỏ ngọt là hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của người tiểu đường type 2. Theo nghiên cứu từ National Library of Medicine – Thư viện Y học quốc gia Mỹ cho biết về lượng tiêu thụ chất tạo ngọt có trong cỏ đường giúp lượng đường và hemoglobin A1C (đường máu trung bình trong 3 tháng) giảm đáng kể so với tiêu thụ tinh bột.
Cung cấp lượng đường cho bà bầu
Trong thành phần dinh dưỡng của cỏ ngọt có chứa hợp chất Glycoside steviol đã được nghiên cứu là không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và khả năng sinh sản của phụ nữ mang thai. Vì sự an toàn của cả mẹ và con, bà bầu nên chọn thực phẩm chứa Glycoside steviol đã được FDA công nhận và dùng liều lượng phù hợp.
Phòng ngừa ung thư vú
Một thí nghiệm về cỏ ngọt để xác định stevioside (hợp chất có trong cây cỏ đường) để xem có hoạt tính chống ung thư không do Khoa Sinh học Phân tử và Công nghệ Sinh học, Đại học Kalyani, Ấn Độ thực hiện. Bên cạnh đó, độc tính tế bào, cảm ứng apoptosis và con đường hoạt động giả định đều được nghiên cứu kỹ lưỡng trong tế bào ung thư vú.
Kết quả đã cho thấy stevioside là hợp chất cảm ứng mạnh với việc chết rụng tế bào ung thư. Đây cũng là một tín hiệu tích cực đầy hứa hẹn với phiên mã trong tương lai.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cỏ ngọt
Cũng giống như những loại dược liệu khác, khi sử dụng các dược liệu được bào chế từ cỏ ngọt thì bạn nên sử dụng với một hàm lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này nếu không sẽ mang đến những tác dụng phụ không đáng có. Dưới đây là chi tiết một số lưu ý khi dùng cỏ ngọt:
Không được phép tự ý kết hợp cỏ ngọt với các loại thuốc Tây hay các loại dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn.
Dù là một loại dược liệu lành tính, tuy nhiên người bệnh không nên dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, cần phải nghe theo lời khuyên của người có chuyên môn, không được tự ý sử dụng
Để đảm bảo hiệu quả của cỏ ngọt, nên dùng đồ bằng sứ để đun thuốc. Không nên đun, sắc thuốc bằng những dụng cụ bằng kim loại.
Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để quá trình chữa bệnh có được kết quả tốt nhất.