Home Dinh Dưỡng Quả lê có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng...

Quả lê có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng chuyên gia khuyên làm thêm 1 bước để đánh bay cơn ho


Quả lê là món quà mùa thu được nhiều người yêu thích, ngoài vị ngọt và thanh mát khi ăn, loại quả này còn có vô vàn tác dụng với sức khỏe. Y học Trung Quốc cho rằng, quả lê có chức năng giảm ho và làm ấm phổi, thanh nhiệt, còn có tác dụng khử hỏa nên được gọi là “nước khoáng thiên nhiên”. Thậm chí còn có quan điểm cho rằng, ăn một quả lê vào mùa thu còn tốt hơn uống thang thuốc bổ.

Ảnh minh họa: Internet

BSCK II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, trong y học cổ truyền, quả lê có vị ngọt, tính mát, hơi chua và có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, nhuận trường, tiêu độc và còn rất nhiều tác dụng khác. Đây là một loại dược liệu rất phổ biến và được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản và nhiều bệnh khác cũng có thể được chữa trị bằng lê.



Theo bác sĩ Vũ, trong thành phần của quả lê cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, kali,… Vì thế, khi ăn quả lê chín sẽ rất tốt cho cơ thể, mọi người có thể ăn để tráng miệng, ăn khi cần bổ sung nước sau thời gian làm việc nặng hoặc ăn như một thứ quà mùa thu.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, để có thêm nhiều tác dụng với sức khỏe, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ tư vấn, mọi người có thể làm thêm một bước đó là hấp lê cùng một số vị thuốc khác để có tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là hai bài thuốc từ quả lê hấp được bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ tư vấn:

Lê hấp với đường phèn

Lê chưng đường phèn là một trong những món ăn thanh nhiệt cho mùa hè được nhiều người yêu thích. Không chỉ vậy, theo y học cổ truyền, đây còn là phương pháp giúp giảm đờm và giảm ho hiệu quả do cảm lạnh. Món ăn này làm khá đơn giản và an toàn cho tất cả người dùng.

Lê hấp đường phèn với kỷ tử

Các nghiên cứu y học cho thấy việc sử dụng lê chưng kỷ tử liên tục trong 4 tuần có thể giúp người bệnh giảm đáng kể viêm phổi. Ngoài ra nó còn kích thích các tế bào bạch cầu được kích hoạt để chống lại một số bệnh liên quan đến bệnh cúm, hen suyễn hoặc ho.

Ảnh minh họa: Internet

Lê chưng với gừng và đường phèn

Trong đông y, gừng có tính ấm, vị cay, rất tốt để chữa các bệnh về đường hô hấp như ho gió, ho khan, ho có đờm,… Vì vậy, lê kết hợp với gừng được coi là bài thuốc chữa ho hiệu quả. Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn tốt, gừng được sử dụng trong nhiều bài thuốc, trong đó có trị bệnh ho. Là bài thuốc thiên nhiên an toàn, lành tính, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên thử cách trị ho bằng quả lê với đường phèn và gừng tại nhà.

Lê hấp đường phèn với táo tàu

Táo tàu là một vị thuốc được dùng phổ biến trong đông y. Loại quả này khi phơi khô có tác dụng bổ phế, giải độc, thanh nhiệt, làm thuốc điều hòa cơ thể. Đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Đây là một bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa, có tác dụng trị ho an toàn. Món ăn với cách làm vừa đơn giản, vừa ăn khá ngon miệng, đặc biệt còn có thể giải nhiệt cơ thể rất tốt. Lê hấp được kết hợp cùng với các nguyên liệu như táo đỏ, kỷ tử, gừng và mật ong.

Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý khi ăn lê hấp đường phèn

– Lê hấp đường phèn trị ho an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng vì có một số trường hợp cơ địa không phù hợp với phương pháp này.

– Trường hợp những người không ăn được lê hay dị ứng với lê thì nên chọn phương pháp điều trị này.

– Người bị tiêu chảy, đau bụng do lạnh không nên dùng lê vì lê có tính hàn có thể gây vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy.

– Mẹo chữa ho bằng lê hấp đường phèn chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ho có đờm, ho khan với tình trạng nhẹ. Còn bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

– Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả phát huy nhanh hay chậm. Các bạn cũng cần lưu ý, đây là bài thuốc dân gian phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ và hỗ trợ điều trị. Ở những bệnh nặng cần kết đi khám ở bệnh viện.

– Hãy kiên trì sử dụng nhưng tránh lạm dụng quá nhiều có thể phản tác dụng.

– Người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để cơ thể phục hồi tốt hơn.

– Tránh ăn uống đồ lạnh trong quá trình điều trị ho, viêm họng. Ăn nhiều trái cây và rau xanh, ngủ đúng giờ, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

– Nếu sau một thời gian áp dụng không thấy tình trạng ho thuyên giảm, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để hỗ trợ điều trị bằng các biện pháp phù hợp.



Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Exit mobile version